Ngành công nghiệp hàng không bị chỉ trích vì đã không nỗ lực làm nhiều hơn để giải quyết vấn đề khí thải. (Ảnh: Sky News)
Động thái trên diễn ra khi các ngành công nghiệp lớn, trong đó có ngành hàng không, đang phải đối mặt với áp lực không ngừng gia tăng về việc phải làm nhiều hơn nữa nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm và khí thải carbon.
Một nhà máy sẽ khởi động chế tạo thành phần tổng hợp cho nhiên liệu động cơ phản lực trong nỗ lực giảm tác động đến môi trường, khí hậu của những chuyến bay.
Giới chức Đức tuyên bố, dự án của họ sẽ là dự án thương mại đầu tiên trên thế giới để sản xuất dầu hỏa tổng hợp. Đức kỳ vọng, nhà máy sản xuất này sẽ nhanh chóng mở rộng khả năng cung cấp nhiên liệu tổng hợp ra thị trường khi tiềm năng, công dụng của loại nhiên liệu này được công nhận trong ngành giao thông vận tải. Hãng hàng không Đức Lufthansa đã sẵn sàng trở thành khách hàng đầu tiên sử dụng loại nhiên liệu này.
Một nhà máy ở Werlte, gần biên giới Tây Bắc của Đức với Hà Lan, sẽ sử dụng nước và điện từ các trang trại gió gần đó để sản xuất hydro. Bằng cách bổ sung carbon dioxide, hydro sẽ được chuyển đổi thành nhiên liệu thô, sau đó có thể được tinh chế thành nhiên liệu máy bay phản lực.
Năm 2019, ngành hàng không thế giới đã sử dụng gần 2,3 tỷ thùng dầu hỏa. (Ảnh: AP)
Việc đốt cháy dầu hỏa tổng hợp sẽ có nghĩa chỉ một lượng CO2 được thải vào khí quyển như lượng đã được loại bỏ trước đây để sản xuất nhiên liệu, khiến nó trở thành "carbon trung tính".
Các tổ chức ủng hộ dự án cho biết, mục đích là chứng tỏ rằng, loại nhiên liệu tổng hợp này khả thi về mặt công nghệ và khi được mở rộng sản xuất, có đủ để phục vụ nhu cầu sử dụng, nó còn khả thi về mặt kinh tế.
Từ đầu năm 2022, nhà máy có thể sản xuất chỉ 8 thùng nhiên liệu mỗi ngày, đủ để một máy bay chở khách nhỏ sử dụng cứ ba tuần một lần.
Các hãng hàng không trên thế giới đã sử dụng gần 2,3 tỷ thùng dầu hỏa trong năm 2019.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!