Thụy Sĩ trưng cầu dân ý về việc rút khỏi Liên minh đi lại tự do với EU

Quỳnh Chi (Theo The Local)-Thứ năm, ngày 24/09/2020 19:37 GMT+7

Thụy Sĩ đang cân nhắc có ra khỏi Liên minh đi lại tự do với Liên minh châu Âu (EU) hay không. (Ảnh minh họa: Reuters)

VTV.vn - Ngày 27/9, người dân Thụy Sĩ sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc nước này có ra khỏi Liên minh đi lại tự do với Liên minh châu Âu (EU) hay không.

Mặc dù được bao quanh bởi các nước EU, nhưng Thụy Sĩ không phải là thành viên của khối này. Tuy nhiên, trước đây Chính phủ Thụy Sĩ đã đàm phán một loạt hiệp ước song phương với EU, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiếp cận trực tiếp với thị trường châu Âu.

Bên cạnh Hiệp định Di chuyển thể nhân tự do (AFMP), cho phép công dân EU làm việc tại Thụy Sĩ, còn có các hiệp ước khác đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của nước này. Trong số đó có các hiệp định về thương mại tự do, trao đổi thông tin, nông nghiệp, nghiên cứu, môi trường, hợp tác giữa các lực lượng cảnh sát, điều phối người tị nạn, hàng không dân dụng, vận tải đường bộ, du lịch, giáo dục và lương hưu.

Thụy Sĩ trưng cầu dân ý về việc rút khỏi Liên minh đi lại tự do với EU - Ảnh 1.

Thụy Sĩ không phải là thành viên của EU. (Ảnh: The Local)

Nếu đề xuất được "bật đèn xanh" trong các cuộc thăm dò, điều này sẽ tác động rất lớn đến quan hệ của Thụy Sĩ với EU. Cụ thể, nếu đề xuất trên được thông qua, các vấn đề liên quan đến Hiệp định Di chuyển thể nhân tự do (như loại bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, nông nghiệp, nghiên cứu, vận tải hàng không và đường bộ, cũng như luật cơ sở đấu thầu cạnh tranh quốc tế) sẽ tự động ngừng hiệu lực. Ngoài ra, Thụy Sĩ sẽ bị cấm “thực hiện bất kỳ nghĩa vụ quốc tế mới nào cho phép công dân nước ngoài tự do đi lại”.

Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ sẽ phải đàm phán về cách thức chấm dứt AFMP với EU trong vòng 12 tháng. Nếu các cuộc đàm phán này thất bại, Chính phủ Thụy Sĩ phải đơn phương chấm dứt AFMP trong vòng 30 ngày tiếp theo. Khi điều đó xảy ra, việc nhập cư từ EU sẽ bị hạn chế và 6 hiệp định song phương sẽ bị hủy bỏ.

Cuộc trưng cầu dân ý này là kết quả của một chiến dịch tương tự như chiến dịch Brexit ở Anh trước đây, làm lộ rõ sự chia rẽ trong xã hội Thụy Sĩ về cách ứng xử với 1/4 dân số là người nước ngoài. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy, cuộc trưng cầu dân ý sẽ có kết quả là Thụy Sĩ vẫn ở lại Liên minh tự do đi lại với EU trong bối cảnh nước này cần sự ổn định trong đại dịch COVID-19.

EU cho phép công dân 11 nước ngoài khối nhập cảnh EU cho phép công dân 11 nước ngoài khối nhập cảnh

VTV.vn - Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu cho phép các công dân từ 11 quốc gia ngoài khối nhập cảnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước