Italy mở cửa mà nước khác không mở, thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Quyết định được Hội đồng châu Âu đưa ra hôm thứ 6 vừa rồi và chính thức có hiệu lực từ 15/6, sau khi nhiều nước kêu gọi phải mở cửa nhanh để đón mùa du lịch đang tới gần.
Mọi chuyện phải rõ ràng, càng nhanh càng tốt, để cứu ngành du lịch, một ngành đóng góp tới 10% quy mô nền kinh tế châu Âu.
Italy đã dỡ bỏ kiểm soát biên giới
Italy mở cửa nhưng nước khác không mở, thì cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Tờ La Regione ra ngày 06/6 tại Italy thông báo: "Từ ngày 15/6, biên giới các nước xung quanh cũng sẽ mở cho Italy". Hồi tháng Ba, các nước châu Âu vội vàng tái lập kiểm soát biên giới quốc gia và nay đang mở dần, nhưng vẫn là mỗi nước một cách.
Khu vực cửa khẩu giữa Ba Lan và Ukraine ở Dorohusk, miền Đông Ba Lan ngày 17/4/2020, thời điểm dịch COVID-19 lây lan mạnh tại châu Âu. Ảnh: PAP/TTXVN
Áo vẫn bắt "người Italy phải chờ"
Mở cửa biên giới, cả hai nước có đường biên đều phải đồng lòng mở thì mới có ý nghĩa. Italy mở rồi, nhưng Áo vẫn bắt "người Italy phải chờ", theo tờ Kleine Zeitung ra tại Áo. Tờ báo này có bản đồ cho thấy sự rắc rối hiện nay của các nước thuộc không gian Schengen. Áo mở biên giới cho hầu hết các nước lân bang, trừ Italy. Người Áo cũng có thể ra nước ngoài, nhưng tất nhiên là với điều kiện các nước ấy cho vào. Lúc này người Áo vẫn chưa được vượt biên giới sang Hungary và Slovakia.
Pháp vẫn chưa cho người từ Bỉ vào
Đầu tuần vừa rồi có chuyện Vương quốc Bỉ cho phép người trong nước được đi sang nước ngoài. Nhưng một số người lái xe đến biên giới Bỉ-Pháp thì bị chặn lại, vì Pháp vẫn chưa cho người từ Bỉ vào. Còn 3 tuần nữa là bắt đầu mùa làm ăn của ngành du lịch, vậy mà tình hình vẫn rối tinh. Tờ Le Figaro của Pháp cho rằng phải tới cuối tháng Sáu này "không gian Schengen đi lại tự do mới có thể hoàn toàn như trước".
Các học sinh trong giờ học âm nhạc ngoài trời tại một ngôi trường vừa mở cửa lại ở thành phố Randers, Đan Mạch hôm 15/4 - Ảnh: Reuters
Những ai được phép nhập cảnh châu Âu?
Không gian Schengen có tái lập hoàn toàn thì sau đó châu Âu mới mở cửa cho người nước ngoài nhập cảnh được. Tờ La Vanguardia của Tây Ban Nha viết: "Cho tới lúc này, chỉ có công dân châu Âu, hoặc là người nước ngoài nhưng có thẻ cư trú châu Âu, có hộ chiếu ngoại giao và một vài ngoại lệ đặc biệt" là được phép nhập cảnh châu Âu. Thế còn sinh viên nước ngoài, người đi lao động xuất khẩu, đi công tác, thăm thân hay khách du lịch, thì phải đợi tới ngày thứ Hai tuần sau thì may ra mới biết là khi nào mới có thể nhập cảnh châu Âu.
Pháp cũng như nhiều nước châu Âu đã dần quay lại đời sống bình thường tuy COVID-19 vẫn còn tiếp tục khiến nhiều người tử vong và các doanh nghiệp lao đao.
Báo chí Pháp đang quan tâm đến vấn đề gì?
COVID-19 không thể ngay lập tức biến mất trên trang nhất của các mặt báo, nhưng người ta nói gì về những vấn đề hậu COVID-19? Trên rất nhiều tờ báo của Pháp trong thời gian vừa rồi dành nói về những biện pháp khiến cho xã hội bình ổn hơn.
Tờ Lefigaro đưa ra những thông tin về việc Chính phủ pháp chi trả cho các khoản đào tạo từ xa dành cho các nhân viên có nguy cơ mất việc ở những ngành dịch vụ đang gặp khó khăn. 100% phí đào tạo online này do chính phủ tài trợ.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại Paris, Pháp trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ở những ngành nghề mà thời gian vừa qua đối tượng thất nghiệp tăng, Chính phủ Pháp khuyến khích tham gia học những khóa đào tạo mới để có thể chuyển đổi công việc, hoặc tự trau dồi các kỹ năng nghề tránh bị sa thải.
Tờ báo cũng đưa ra một ví dụ việc việc khóa học đầu bếp online đã đạo tạo được 6.000 thợ nấu ăn và làm bánh và có trình độ tương đương với những khóa học đào tạo trực tiếp. Cũng như thế, một khóa học khác có thể bổ sung được 350 người mỗi năm với những kỹ năng mới trong công việc hỗ trợ các gia đình. Tờ Lefigaro dành nhiều bài báo để phân tích ích lợi của việc chủ động chuyển đổi và tìm kiếm cơ hội công việc mới phù hợp với xã hội hậu COVID-19.
Tờ Le Parisien thì đưa ra những thông tin hữu ích cho việc chuyển đổi phương tiện giao thông của người dân thủ đô Paris. Để hạn chế tham gia phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp thì sẽ nên có những sự chuẩn bị nào. Mua hay thuê, Decathlon hay velib của thành phố. Xe điện cho người lớn tuổi, xe đạp thông thường cho những người đi chặng ngắn.
Tờ báo chủ yếu đưa ra những thông tin cụ thể, hữu dụng để bổ sung hiểu biết cho đời sống hậu COVID-19 với nhiều thích ứng mới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!