Trung Quốc đo mỡ máu định kỳ cho học sinh, nỗ lực ngăn chặn béo phì học đường

Ban Thời sự/TTXVN-Thứ ba, ngày 04/04/2023 06:22 GMT+7

(Ảnh minh họa: Tân Hoa Xã)

VTV.vn - Các cơ quan chức năng Trung Quốc yêu cầu các trường xét nghiệm định kỳ chỉ số cholesterol (chỉ số mỡ máu) cho học sinh.

Đây là một trong những điều chỉnh mới nhất về công tác quản lý sức khỏe học sinh của Trung Quốc sau 8 năm ban hành.

Tình trạng thừa cân, béo phì là rất đáng báo động. Thống kê cho thấy, có gần 20% số trẻ em Trung Quốc từ 6 - 17 tuổi bị thừa cân, béo phì, tỷ lệ này ở độ tuổi mẫu giáo là 11%.

Theo các chuyên gia, béo phì và mỡ máu liên quan với nhau, xảy ra cùng lúc nên tỷ lệ rối loạn mỡ máu học sinh dao động từ 20 - 30%, một tỷ lệ mà cơ quan chức năng cho là quá cao. Theo báo cáo của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, tỷ lệ đồ uống có đường và sữa có đường ở trẻ em, thanh thiếu niên nước này là 25% và 30%, cao hơn nhiều so với người lớn.

Các chuyên gia cho rằng tình trạng này ngày một đáng báo động bởi trẻ em ngày càng nghiện thiết bị điện tử, vận động ít, học nhiều nên tỷ lệ béo phì tăng. Nếu không chữa trị kịp thời, mỡ máu cao kéo dài dễ dẫn đến các bệnh xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Do đó, ngoài kiểm kiểm tra, xét nghiệm định kỳ để điều trị kịp thời, các chuyên gia cho rằng tạo điều kiện cho trẻ tăng cường vận động, chế độ ăn uống khoa học vẫn là cách phòng bệnh chủ động.

Không chỉ tại Trung Quốc, trên thế giới có khoảng 39 triệu trẻ em béo phì và con số ngày càng gia tăng.

Còn tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em trong độ tuổi học đường đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm, từ 8,5% vào năm 2010 lên 19% năm trong 2020.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức sức khỏe toàn cầu nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21. Trước thực trạng này, nhiều chính phủ đã cố gắng kiềm chế "dịch bệnh béo phì" bằng cách cấm quảng cáo đồ ăn vặt nhắm vào trẻ em.

Trung Quốc đo mỡ máu định kỳ cho học sinh, nỗ lực ngăn chặn béo phì học đường - Ảnh 1.

(Ảnh: iStock)

Các trường công lập của thành phố New York đã bắt đầu phục vụ các bữa ăn thuần chay mỗi tuần một lần vào thứ Sáu, theo sáng kiến của Sở Giáo dục thành phố nhằm đem tới các thực phẩm lành mạnh hơn cho học sinh. 

Một trong những trường công lập đầu tiên ở thành phố New York đã loại bỏ hoàn toàn thịt và cá khỏi thực đơn cho học sinh. Bữa trưa có bánh sandwich đậu phụ với salad và một quả cam tráng miệng. Và các em học sinh đều thích thực đơn như thế này.

Em Anthony nói: "Cháu thích quầy salad. Ở đó có cà rốt, cháu thích cà rốt".

Không chỉ là ăn uống lành mạnh, các em học sinh cũng được dạy cách có một chế độ ăn uống cân bằng.

Ông Robert Groff, Hiệu trưởng trường công lập 244, ở thành phố New York, Mỹ, cho biết "Chúng tôi đã phát triển để làm một điều gì đó lớn hơn nhiều chứ không chỉ là những bữa ăn chay và tạo ra một phong cách sống lành mạnh cũng như dạy con cái chúng tôi về lối sống lành mạnh".

Ngăn chặn béo phì ở trẻ em cũng là mục tiêu mà nhiều quốc gia đặt ra. Tại Chile, chính phủ nước này đã ban hành luật cấm bán và quảng cáo những thực phẩm và đồ uống có chứa các chất phụ gia bổ sung calorie, chẳng hạn như chất béo bão hòa, natri và đường, vượt quá giới hạn cho phép của bộ y tế Chile.

Singapore cũng hạn chế quảng cáo những đồ ăn thức uống "không lành mạnh" nhằm vào trẻ em, đồng thời tư vấn cho các chủ quán ăn để cắt giảm lượng dầu ăn và muối dùng khi nấu nướng.

Cấm quảng cáo các thực phẩm nhiều muối, đường hay dầu mỡ cũng là biện pháp mà nhiều nước châu Âu áp dụng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia tăng thuế đối với đồ uống có đường và trợ cấp cho thực phẩm lành mạnh, hạn chế quảng cáo thực phẩm không lành mạnh cho trẻ em.

Theo một thống kê của WHO, bệnh béo phì là nguyên nhân gây ra khoảng 200.000 ca ung thư tại châu Âu hàng năm. Tại một số nước, béo phì được dự báo sẽ vượt qua hút thuốc trở thành tác nhân chính gây ung thư.

Cứ 5 trẻ em Trung Quốc có 1 trẻ bị béo phì Cứ 5 trẻ em Trung Quốc có 1 trẻ bị béo phì

VTV.vn - Cứ 5 trẻ em Trung Quốc thì có 1 em bị thừa cân hoặc béo phì. Nghiên cứu mới nhất cho thấy tỷ lệ này tăng cao so với tỷ lệ khảo sát trước đây.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước