Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Paris, Pháp. (Ảnh minh họa: AP)
Khuyến cáo trên đã đảo ngược các khuyến nghị trước đó ủng hộ giải pháp từng được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh.
Các chuyên gia của WHO lý giải, việc này là do biến thể Omicron và các biến thể phụ mới nhất có khả năng khiến cách điều trị này không còn hiệu quả nữa.
Hai liệu pháp sotrovimab và casirivimab-imdevimab được bào chế để hoạt động bằng cách liên kết với protein đột biến của virus SARS-CoV-2 rồi vô hiệu hóa khả năng lây nhiễm tế bào của virus này. Đây là cách của những loại thuốc đầu tiên được phát triển trong đại dịch.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, virus đã phát triển và các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, hai liệu pháp điều trị COVID-19 này không có nhiều hiệu quả với các biến thể.
Theo báo cáo của WHO, số ca tử vong do COVID-19 trong tuần qua đã ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Việc triển khai tiêm vaccine và các phương pháp điều trị hiệu quả đã giúp giảm số ca bệnh nặng và tử vong.
Theo hãng tin Reuters, đây là bình luận lạc quan nhất của WHO kể từ khi cơ quan này tuyên bố COVID-19 là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu và gọi đây là đại dịch hồi tháng 3/2020. Tuy nhiên, tổ chức này kêu gọi các nước nên phủ vaccine ngừa COVID-19 100% đối với nhóm có nguy cơ cao và tiếp tục xét nghiệm virus.
WHO cũng cảnh báo khả năng xảy ra các đợt bùng phát COVID-19 trong tương lai do các biến thể phụ của chủng Omicron hoặc các biến thể mới của virus. Theo WHO, các nước cần đảm bảo nguồn cung thiết bị y tế cũng như lực lượng y bác sỹ.
Cho đến nay, COVID-19, dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc vào cuối năm 2019 đã khiến gần 6,5 triệu người tử vong và 606 triệu người nhiễm trên thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!