BlackBerry: Khi tất cả đều sai...

LH (Dịch)-Thứ ba, ngày 01/10/2013 11:47 GMT+7

 Sự sụp đổ của tên tuổi BlackBerry bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau và xảy ra từ cách đây rất lâu.

Các chuyên gia phân tích thị trường nhận định, thương hiệu BlackBerry sụp đổ không phải bắt đầu từ khi công ty thông báo mất gần 1 tỷ USD để trả cho việc tồn kho điện thoại BlackBerry Z10.

Việc thất bại trong hoạt động kinh doanh của BlackBerry không thể đổi lỗi cho dòng máy tính bảng BlackBerry PlayBook đầu tiên vừa ra mắt đã gặp thất bại. Lý do để giải thích cho việc thất bại của BlackBerry càng không phải chỉ là do CEO Thorsten Heins cứng nhắc, thiếu linh hoạt trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường công nghệ.

BlackBerry sai từ đâu?

Theo giới quan sát thị trường, sự thất bại của BlackBerry bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau và diễn ra từ 6 năm trước.

Năm 2007 đánh dấu sự kiện Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên mang tính đột phá tại Hội nghị MacWorld. Tại thời điểm đó, BlackBerry (sau là Research in Motion) đang là “con cưng” của ngành công nghiệp công nghệ cao.

Với giá cổ phiếu dao động khoảng 140 USD/cổ phiếu, điện thoại thông minh BlackBerry phổ biến nhất trên toàn thế giới, thuật ngữ "CrackBerry" đi vào từ điển tiếng Anh. Người dùng smartphone BlackBerry sử dụng thiết bị của họ để kiểm tra email, duyệt web và nhắn tin gần 24 giờ/ngày, bảy ngày/tuần .

Tuy nhiên, Apple đã làm thay đổi xu hướng người dùng với điện thoại iPhone. Với hệ điều hành điện thoại di động sáng tạo, màn hình cảm ứng và thẩm mỹ đẹp, iPhone đã tạo nên sự khác biệt đáng kể so với điện thoại BlackBerry.

Trong khi đó, điện thoại BlackBeery sở hữu bàn phím QWERTY với các nút di chuyển truyền thống, phục vụ theo hướng chuyên nghiệp ngành công nghiệp, hướng tới đối tượng người dùng là khách hàng doanh nghiệp và doanh nhân.



Lúc đó, đồng Giám đốc điều hành Lazaridis và Balsillie khẳng định, iPhone không phải là mối đe dọa cho ngôi vương của RIM. Họ cho rằng, iPhone sẽ không bao giờ giành được thị phần người dùng bởi mức giá sản phẩm không hấp dẫn với người dùng doanh nghiệp bởi mức giá quá cao: 500 USD.

5 năm sau đó, đến năm 2012. Apple là “ông hoàng” trên thị trường điện thoại thông minh sau khi công ty này phát hành iPhone 4S vào cuối năm 2011. Lúc này, người dùng đã thực sự bị cuốn hút bởi những tính năng được trang bị trên iPhone, trong khi đó, điện thoại BlackBerry vẫn nguyên mô hình cũ và không còn hấp dẫn.

Tháng 1/2012, ông Thorsten Heins đã thay thế Balsillie và Lazaridis làm Giám đốc điều hành của RIM. Động thái này tăng thêm chút niềm tin cho các nhà đầu tư và các tín đồ BlackBerry. Công ty bắt đầu thực hiện chương trình cắt giảm chi phí, nhân lực, tập trung vào đổi mới sản phẩm. Năm 2012 kết thúc với một chút lạc quan tin vào sự thăng hoa của BlackBerry 10 trong năm 2013.

Hệ điều hành mới không cứu nổi BlackBerry

Tháng 1/2013, RIM đã tổ chức một cuộc họp báo giới thiệu hệ điều hành mới nhất của mình - BlackBerry 10 và ra mắt các dòng smartphone Z10 và Q10, thay đổi tên của công ty từ RIM thành BlackBerry. "Chúng tôi đang trên một cuộc hành trình chuyển đổi", ông Heins.



Lúc đó, các điện thoại mới đã sở hữu hơn 70.000 ứng dụng, bao gồm cả những ứng dụng phổ biến như Facebook và LinkedIn… Mọi người đều tin tưởng cho rằng, BlackBerry đã trở lại. Giá cổ phiếu đã tăng theo dự đoán doanh số bán hàng của các thiết bị mới…

Sau đó, nhiều vấn đề đã xảy ra. Doanh số bán dòng smartphone Z10 đã đạt mức kỳ vọng. Hệ điều hành BlackBerry 10 phải nhận bản cập nhật để vá lỗ hổng nghiêm trọng trước khi được phát hành cho công chúng.

Các chuyên gia phân tích thị trường cho rẳng, chính sự chậm trễ trong việc bán sản phẩm mới, đánh giá không chính xác nhu cầu sản phẩm đã dẫn đến kết quả bán hàng của BlackBerry tiếp tục lao dốc.

Kết cục buồn cho 1 "tượng đài" smartphone

Ngay sau đó, giá cổ phiếu của công ty trong mùa hè năm 2013 đã giảm mạnh. Theo số liệu thống kê từ IDC, trong quý II/2013, thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới của BlackBerry đạt con số 2,9%, giảm gần một nửa so với cùng thời kỳ trong năm 2012. BlackBerry đã thông báo sẽ cắt giảm 4.500 nhân viên làm việc tại hãng, tương đương 35% tổng nhân sự, để cắt giảm chi phí hoạt động của công ty.

Tháng 8 vừa qua, sau những thất bại liên tiếp trên thị trường di động, công ty điện thoại Canada BlackBerry đã chính thức thông báo, công ty sẵn sàng tìm đối tác mua lại công ty. Hơn 1 tháng sau đó, Fairfax, một trong những cổ đông lớn nhất tại BlackBerry, đã lên tiếng mua lại thương hiệu này với mức giá 4,7 tỷ USD. Hãng tài chính này hiện đang nắm giữ 10% cổ phần tại BlackBerry.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước