Sau dịch, người chăn nuôi vẫn "điêu đứng" đầu ra

Tấn Chiến-Chủ nhật, ngày 30/03/2014 06:00 GMT+7

Ảnh minh họa

Dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản được khống chế, nỗi lo dịch bệnh tạm lắng xuống, nhưng thay vào đó, thị trường đầu ra của gia cầm quá chậm chạp cộng với chi phí đầu vào tăng thêm từ 20-25% so với trước đây.

Hơn 1 tháng nay, anh Kê - chủ trang trại chuyên cung cấp giống gia cầm tại huyện Ea Kar đứng ngồi không yên với đàn gà giống bị tồn đọng hàng chục ngàn con. Nguyên nhân do nguồn cung cho thị trường các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông gần như bị chững lại sau khi xuất hiện dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk.

Anh Đoàn Tâm Kê, xã Cư Ni, huyện Ea Kar cho biết: “Thời điểm bình thường, một tuần trang trại bán khoảng 15.000 con giống còn bây giờ chỉ sản xuất chừng 4.000 ngàn con, nhưng có tuần bán được, có tuần không, đa số là phải để lại nuôi”.

Khó khăn là thực trạng chung của người chăn nuôi gia cầm hiện nay. Khó khăn vì không bán được sản phẩm, chi phí đầu vào đã vượt giá thành mà người nuôi bỏ ra. Theo tính toán, bình quân một con gà thịt đến tuổi bán, mỗi ngày sẽ chi phí thức ăn hết gần 1.000 đồng. Vì vậy, gà giữ lại ngày nào là lỗ thêm ngày đó.

Dịch cúm gia cầm năm nay tại Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung không nghiêm trọng như những lần trước, tuy nhiên cũng khiến người dân phải lao đao. Không chỉ vùng có dịch, mà những vùng ngoài dịch cũng chung nỗi lo không bán được gà, vịt. Từ thực tế này, người chăn nuôi rất cần một chính sách quản lý mua bán, tiêu thụ gia cầm hợp lý.

Với tổng đàn gia cầm gần 7 triệu con nhưng nguồn cung chậm chạp như hiện nay đã khiến hàng ngàn hộ chăn nuôi ở tỉnh Đắk Lắk đang lâm vào tỉnh cảnh khó khăn, nợ nần. Gà, vịt tồn đọng, giá bấp bênh làm người dân khốn khó, nhưng lại là cơ hội để tư thương đặt ra nhiều điều kiện để ép giá đối với người chăn nuôi.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước