Thị trường gas: Chưa sòng phẳng với người tiêu dùng

Thúy Hằng-Thứ ba, ngày 03/12/2013 05:40 GMT+7

 Từ ngày 1/12, đồng loạt nhiều công ty gas tại TP.HCM như Saigon Petro, Petrolimex, Pacific Gas... công bố mức tăng giá kỷ lục thêm 80.000 đồng/bình. Với mức tăng này, giá gas bán lẻ đã ở mức 485.000-500.000 đồng/bình.

Theo lý giải của các công ty gas, giá gas trong nước tăng đột biến do giá thế giới nhập khẩu tháng 12 tăng. Tuy nhiên, gas bán ra thị trường trong ngày 1/12 vẫn là gas đã nhập trong tháng 11, vậy nên một số ý kiến cho rằng việc tăng giá ngay vào đầu tháng 12 là chưa sòng phẳng với người tiêu dùng.

‘ Hình minh họa

Với những hộ kinh doanh nhỏ như anh Phan Văn Minh, Quận 1, TP.HCM, một bát hủ tíu có giá 30.000 đồng, không thể tăng giá hơn vì sợ mất khách, nên cho dù giá gas tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập. Anh Minh chia sẻ: “Giá gas tăng đột biến tôi thấy sốc, nhưng vẫn phải bán hàng giữ đúng giá, không tăng để giữ khách, đành giảm bớt thu nhập, mong Nhà nước có chính sách đỡ thiệt cho người dân”.

Một số nguồn thông tin cho rằng, trước thời điểm tăng giá, có những cửa hàng bán gas đã dự trữ đến 5.000 bình gas, tính ra lời gần 400 triệu đồng. Hiện thị trường gas có đến khoảng 30 DN đầu mối kinh doanh và từ lâu thị trường này do DN quyết định giá. Vấn đề là khi thị trường có biến động thì gần như các DN này lại công bố mức giá tương đương nhau. Thế nhưng khi được hỏi thì doanh nghiệp lại cho rằng thị trường vẫn có cạnh tranh.

Trong khi đó, với sản lượng gas sản xuất trong nước đang chiếm khoảng 60%, các doanh nghiệp có thể có tồn kho lượng lớn gas nhập khẩu trong tháng 11, khoảng hơn 27.000 tấn. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, đáng lẽ Bộ Công Thương cần xem xét lượng gas tồn thực tế hiện nay là bao nhiêu trước khi cho doanh nghiệp tăng giá.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước