Chuyên mục

COVID-19 phơi bày sự phụ thuộc của Mỹ về nguồn cung thuốc từ Ấn Độ

VTV Digital - 18/05/2020 - 16:02 - Tiêu dùng

VTV.vn - Những tổn hại hiện giờ trong chuỗi cung ứng hoạt chất dược phẩm có thể khiến Mỹ và các quốc gia khác rơi vào tình trạng thiếu thuốc.

Sự thật được hé lộ ngay khi trong tháng 3 vừa qua, HCQ - một loại thuốc chữa bệnh Lupus, bệnh sốt rét bỗng chốc trở nên khó mua hơn sau khi Tổng thống Donald Trump ca ngợi loại thuốc này hiệu quả trong điều trị COVID-19. Mọi nơi bắt đầu đầu cơ tích trữ thuốc, Ấn Độ - quốc gia sản xuất 70% thuốc HCQ cho thế giới đã nhanh chóng ngừng xuất khẩu để bảo toàn nguồn cung của mình.

Mặc dù Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chưa chấp nhận HCQ như một phương thuốc trong việc điều trị COVID-19, song câu chuyện trên cho thấy Mỹ đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn thuốc generic Ấn Độ. Thuốc generic là thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc và thường được sử dụng thay thế biệt dược gốc, nhưng có giá thành rẻ hơn nhiều.

Theo một nghiên cứu công bố hồi tháng 4/2020 do Liên minh Công nghiệp Ấn Độ (CII) và Công ty Kiểm toán KPMG thực hiện, 90% thuốc được kê tại Mỹ là thuốc generic và cứ trong 3 viên thuốc thì lại có một viên do Ấn Độ sản xuất.

Ấn Độ nổi lên như một nhà sản xuất thuốc rẻ toàn cầu kể từ khi chính quyền của cựu Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi thông qua Đạo luật sáng chế năm 1970. New Delhi nhận ra với dân số khổng lồ, người dân Ấn Độ không bao giờ có thể mua được các loại thuốc nhập khẩu có bằng sáng chế và cần phải tìm một giải pháp khác. Từ đó, các công ty Ấn Độ bắt đầu tìm hiểu thuốc của các hãng dược lớn và cho ra đời các phiên bản "nhái" có hiệu quả sinh học tương đương. Các loại thuốc giá rẻ của Ấn Độ đã thu hút được sự quan tâm của các nước khác, trong đó có Mỹ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

VTV Digital

Cùng chuyên mục

XEM

Hoá đơn tiền điện tại Hà Nội tăng vọt do đâu?

VTV.vn - Theo Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, việc tăng giá điện là do đang thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, chuyển từ đầu tháng sang cuối tháng.

"Trạm tái sinh Aquafina" biến chai nhựa trở nên có ích hơn

VTV.vn - Dự án công nghệ "Trạm tái sinh Aquafina" được ra đời với mục tiêu biến những chai nhựa đã qua sử dụng trở nên có ích hơn với cuộc sống.