Chuyên mục

McKinsey: Tiêu dùng trong nước đóng vai trò rất quan trọng để Việt Nam phục hồi kinh tế

Trịnh Huyền - 07/07/2020 - 14:47 - Tiêu dùng

VTV.vn - Theo MicKinsey, tuy chưa hoàn toàn thoát khỏi khó khăn, Việt Nam đã phát triển kinh tế tốt hơn nhiều nước.

So với nhiều quốc gia bị ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch COVID-19, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý đầu tiên ở mức thấp nhất kể từ năm 2010 nhưng nằm trong vùng tích cực ở mức 3,8%.

Trong khi xuất khẩu và du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiêu dùng trong nước đã (và dự kiến sẽ tiếp tục) đóng vai trò rất quan trọng để phục hồi nền kinh tế. Việt Nam có tầng lớp trung lưu và thu nhập khả dụng đang gia tăng nhanh chóng, chi tiêu trong nước từ lâu đã trở thành động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, đóng góp 68% GDP.

McKinsey: Tiêu dùng trong nước đóng vai trò rất quan trọng để Việt Nam phục hồi kinh tế - Ảnh 1.

Trong khi xuất khẩu và du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiêu dùng trong nước đã (và dự kiến sẽ tiếp tục) đóng vai trò rất quan trọng để phục hồi nền kinh tế.

Bên cạnh đó, tình trạng giãn cách xã hội của Việt Nam chỉ kéo dài 22 ngày, ngắn hơn đáng kể so với nhiều quốc gia khác, điều này đã giúp giảm bớt một số áp lực đối với tiêu dùng. Gói kích thích trị giá 27.000 tỷ đồng được thực hiện vào tháng 3, nhằm vào các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ, cũng giúp tăng nhu cầu.

McKinsey cho hay, hiện vẫn phải theo dõi tiêu dùng trong nước có thể giữ cho nền kinh tế tăng trưởng bao lâu, nếu tăng trưởng trong các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế không phục hồi.

Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ đặc điểm chi tiêu của Việt Nam, có thể rút ra một số yếu tố giúp đem lại sự tự tin cho nền kinh tế. Lý do chính cho sự lạc quan nằm ở chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, đóng góp 42% GDP quốc gia, so với chỉ 26% của các chi tiêu không cố định.

McKinsey: Tiêu dùng trong nước đóng vai trò rất quan trọng để Việt Nam phục hồi kinh tế - Ảnh 2.

Trong khi xuất khẩu và du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiêu dùng trong nước đã (và dự kiến sẽ tiếp tục) đóng vai trò rất quan trọng để phục hồi nền kinh tế.

Cắt giảm chi tiêu chủ yếu trong danh mục chi tiêu không cố định, do đó một phần đáng kể của nền kinh tế đất nước có thể được bảo vệ tương đối tốt. Sản xuất là ngành quan trọng cho sự tăng trưởng của Việt Nam, giúp Việt Nam đạt được một trong những tỷ lệ thương mại trên GDP cao nhất ở Đông Nam Á.

Việt Nam đã tiến hành các biện pháp quan trọng để duy trì hoạt động của ngành sản xuất dù các nước khác vẫn đang trong tình trạng bị phong tỏa. Cụ thể, các kỹ sư từ 2 tập đoàn điện tử nước ngoài lớn đã được phép vào Việt Nam từ đầu năm nay để đảm bảo các nhà máy của họ tiếp tục hoạt động hết công suất.

Chính phủ Việt Nam cũng hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để tăng cường sản xuất thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cho các công nhân làm trong các lĩnh vực thiết yếu, giúp họ tiếp cận các thị trường toàn cầu.

McKinsey: Tiêu dùng trong nước đóng vai trò rất quan trọng để Việt Nam phục hồi kinh tế - Ảnh 3.

Khi các nhà sản xuất trên toàn cầu bắt đầu đánh giá lại các chiến lược chuỗi cung ứng của họ để giải quyết các yếu kém bị đại dịch phơi bày, Việt Nam vẫn ở thế mạnh. 

Nếu Việt Nam có thể duy trì thành tích trong việc kiềm chế tốt dịch COVID-19, đồng thời tạo ra sự thay đổi cấu trúc phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng trong thập kỷ tới, chúng ta không chỉ có thể lấy lại vị thế kinh tế trước khi xảy ra dịch bệnh mà còn tạo động lực cho đà tăng trưởng mới.

Hầu hết các cơ quan quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu phục hồi vào cuối năm nay và sẽ tăng tốc trong năm tới. Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế đều đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,8 đến 7% vào năm 2021.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trịnh Huyền

Cùng chuyên mục

XEM

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.

“Tiết kiệm ồn ào” lên ngôi, thời điểm Gen Z bớt… “bốc đồng” khi mua sắm đã tới?

VTV.vn - Theo Wall Street Journal, sang năm 2024, trên các nền tảng xã hội, trào lưu “Loud Budgeting" (tiết kiệm ồn ào) bắt đầu nở rộ.