Sau thỏa thuận với EU, bài toán "chia rẽ, mâu thuẫn" trong nội các tiếp tục chờ Thủ tướng Anh

Phương Huyền (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 20/02/2016 17:25 GMT+7

VTV.vn - Sau khi nước Anh đạt được bản thỏa thuận với EU, những mâu thuẫn, chia rẽ trong lòng nước Anh mới thực sự được thể hiện rõ hơn lúc nào hết.

Thủ tướng Anh David Cameron đã gọi thỏa thuận vừa đạt được với EU là một chiến thắng và cam kết sẽ tích cực vận động để duy trì tư cách thành viên của Anh trong Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, liệu điều này đã đủ để giữ nước Anh ở lại trong EU hay không? Xung quanh vấn đề này, PV Phương Huyền - Thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại Anh đã cung cấp những thông tin cụ thể.

Xin chào chị Phương Huyền, Thủ tướng Anh David Cameron đã đạt được điều mình muốn là một quy chế đặc biệt trong EU. Vậy có thể nói là giai đoạn then chốt nhất trong toàn bộ câu chuyện Anh đi hay ở châu Âu đã được giải quyết hay không thưa chị?

PV Phương Huyền: Thủ tướng Anh nói thoả thuận vừa đạt được vừa đủ để ông thuyết phục người dân giữ nước Anh ở lại EU. Tuy nhiên, đủ là theo quan điểm của ông Cameron, bởi ở trong nước không phải tất cả đều nghĩ thế là đủ.

Song song với cuộc họp ở Brussel, truyền thông trong nước đề cập rất nhiều đến sự chia rẽ lớn dần trong nội bộ Chính phủ cũng như Đảng Bảo thủ. Những người chê bản thỏa thuận không mang ý nghĩa gì nhiều bao gồm cả những nhân vật đang rất có tiếng nói như Thị trưởng London Boris Johnson, lãnh đạo Hạ viện, thậm chí bất ngờ là có cả người bạn thân nhất, lâu năm nhất của Thủ tướng - Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove .

Sau khi đạt được bản thỏa thuận với EU, ông Cameron sẽ công bố nội dung bản thỏa thuận với các thành viên Chính phủ vào 17h chiều nay (20/2). Tuy nhiên, một số thành viên Chính phủ đã rất bức xúc vì họ sẽ chỉ được phát biểu trên một bản thỏa thuận đã xong. Cuộc họp này hứa hẹn căng thẳng không kém. Có được bản thỏa thuận, những mâu thuẫn, chia rẽ trong lòng nước Anh, mới thực sự được thể hiện rõ hơn lúc nào hết.

Như chị vừa nói thì sau cuộc đấu trí căng thẳng ở Liên minh châu Âu, Thủ tướng Anh có thể lại phải đương đầu với một thách thức khác ngay trong nội các của mình. Vậy nếu Chính phủ Anh không thể thống nhất nhau về nội dung bản thoả thuận này sẽ gây ra những áp lực gì đối với cuộc trưng cầu dân ý ở Anh sắp tới, thưa chị?

PV Phương Huyền: Lúc này, dù Thủ tướng Anh chưa họp với các thành viên Chính phủ về bản thỏa thuận mới vừa đạt được với EU, nhưng sự chia rẽ trong Chính phủ Anh sẽ khó tránh khỏi. Đã có tuyên bố thẳng thừng từ Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove rằng, với thỏa thuận này, ông sẽ theo đuổi chiến dịch vận động Anh rời khỏi châu Âu. Chuyện này thực ra không phải chưa từng xảy ra ở Anh.

Năm 1975, người Anh cũng trưng cầu dân ý có ở lại Cộng đồng kinh tế (EEC) hay không, khi đó Chính phủ Công đảng cầm quyền cũng mỗi người một ý. Ông Cameron chắc cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh này. Quyền quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc lá phiếu người dân vào tháng 6. Từ giờ đến lúc đó sẽ là những cuộc marathon vận động từ cả hai phe.

Điều được nói nhiều nhất lúc này tại Anh không phải là bản thỏa thuận thành công đến đâu, mà sắp tới nước Anh và chính trường Anh sẽ chia rẽ đến đâu và Thủ tướng sẽ làm gì để khắc phục những chia rẽ này.

Nước Anh được hưởng quy chế đặc biệt trong EU Nước Anh được hưởng quy chế đặc biệt trong EU

VTV.vn - Đêm qua (19/2), lãnh đạo 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận sửa đổi một số hiệp định theo đề xuất của nước Anh.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước