Sự kiện thể hiện thiện chí và thái độ chân thành của Việt Nam, thực hiện đúng cam kết của mình tại hội nghị quốc tế Paris về Campuchia.
Nhìn lại cuộc hành binh vĩ đại để trở về với Tổ quốc thân yêu, qua câu chuyện của những người trong cuộc để thấy rằng, suốt một thập kỷ giúp bạn, Việt Nam cũng phải chịu nhiều hy sinh, bị cô lập, phải san sẻ vật chất để nước bạn được hồi sinh từ tro tàn đổ nát.
Đợt rút quân cuối cùng diễn ra trọng thể tại Phnom Penh. Hàng vạn người dân Campuchia xếp hàng dài chia tay người lính tình nguyện. Những đơn vị quân tình nguyện Việt Nam cuối cùng, gồm cả thương binh và hài cốt liệt sĩ trở về Tổ quốc. Một cuộc hành binh vĩ đại.
Tháng 1/1979, Campuchia được giải phóng, nhưng Khmer Đỏ vẫn còn và được một số nước lớn hậu thuẫn. Nếu ở thời điểm ấy, Việt Nam rút quân đồng nghĩa với việc để cho mọi thành tựu của sự kiện ngày 7/1/1979 với bao xương máu đã đổ ra bị xóa bỏ. Tình thế buộc người lính Việt Nam chưa thể trở về.
Tháng 2/1979, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Thực hiện Hiệp ước này, Việt Nam đã cử hàng vạn chuyên gia, quân tình nguyện sang thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia.
Từ đây, một thập kỷ không ngơi nghỉ của những người lính quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam trên nước bạn bắt đầu, cho tới ngày rút quân.
Anlongveng, vùng Đông Bắc Campuchia giáp với biên giới Thái Lan, nơi ẩn náu cuối cùng của Khmer Đỏ hiện đã thành điểm du lịch. Trước khi Việt Nam rút quân, Anlongveng và nhiều địa danh khác nữa ở chiến trường K, tức Campuchia. Suốt 10 năm liền, rất nhiều máu của bộ đội quân tình nguyện Việt Nam đã đổ xuống để giúp đất nước này hồi sinh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!