Almanach lịch sử văn hóa truyền thống VN

Hải Sự-Thứ hai, ngày 22/02/2010 17:04 GMT+7

Almanach lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam là cuốn sách giới thiệu đại cương các vương triều trong lịch sử phong kiến Việt Nam, cộng đồng các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam và những địa danh khảo cổ học, hệ thống đền chùa, đền, đình ở Việt Nam.

Ở Việt Nam vào khoảng đầu thiên kỷ thứ II và cuối thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên, chế độ tư hữu - giai cấp - nhà nước đã xuất hiện cùng với sự suy tàn của xã hội nguyên thủy.

Với sự phát hiện trong vòng 100 năm qua, ngành khảo cổ học đã chứng minh quá trình chuyển giao chế độ xã hội từ nguyên thủy sang chế độ xã hội văn minh, dường như trùng khớp với các nền văn hóa khảo cổ học Gò Mun (ở phía Bắc), văn hóa Khảo cổ học ở Sa Huỳnh (ở miền Trung) và văn hóa Khảo cổ học Dốc Chùa (Đồng Nai) - Oóc Eo (An Giang)... Đây là những nền văn hóa khảo cổ học tiêu biểu đầu tiên phản ánh về thời đại kim khí (sắt - đồng - hợp kim của đồng) đã và đang tồn tại ở nước ta từ cuối thiên niên kỷ thứ I Trước Công nguyên.

Cuốn sách Almanach lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam cho độc giả thấy, cùng với khảo cổ học, các tài liệu thư tịch còn lại quá ít ỏi cũng đã hé mở rằng, vào khoảng thời gian đó, ở Việt Nam đã lần lượt xuất hiện các nhà nước, cho dù đó là nhà nước sơ khai nhất trong lịch sử.

Quá trình hình trình và phát triển của các nhà nước cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam, từ sau khi giải thể của chế độ xã hội nguyên thủy như sau:

- Vùng phía Bắc, bao gồm:

- Xích Quỷ (của Kinh Dương Vương).

- Việt Thường Thị.

- Văn Lang (Đời Vua hùng thứ 18).

- Âu Lạc (Thục Phán).

- Nam Việt của Triệu Đà.

Cuốn sách cũng giải thích và giới thiệu nhiều phong tục ở Việt Nam như tục: Đổ phong phong, tục đốt hương, tục đốt hình nhân. Cuốn sách viết: Tục đốt hình nhân có từ nguồn gốc xa xưa, nguyên trước từ thời đại phong kiến, khi một người đàn ông chết thì vợ cả, vợ lẽ đều tự sát ở ngay mộ. Về sau, bản tính tự vệ của con người khiến người ta nghĩ tới cách lấy hình nhân thế mạng. Người ta tin rằng, hình nhân bằng giấy được đốt xuống cõi âm theo pháp thuật của một pháp sư sẽ hóa giải được mọi chuyện xấu cho người sống.

Cuốn sách Almanach lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam còn cho độc giả thấy trong suốt lịch sử tồn tại của mình, nhân dân các sắc tộc Việt Nam luôn luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lược - bị đồng hóa. Do đó, sứ mạng chống xâm lược được đặt ra một cách thường trực ngay cả trong những thời gian yên ổn nhất.

Cuốn sách giúp người đọc thấy được bức tranh toàn cảnh về quá trình chống giặc ngoại xâm, gìn giữ xây dựng đất nước của cộng đồng người Việt, đồng thời khẳng định ý chí, tinh thần gan dạ, dũng cảm của người Việt Nam.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước