Bản đồ khổ dọc - yêu sách hàng hải của Trung Quốc

Huyền Trang-Thứ ba, ngày 01/07/2014 09:48 GMT+7

Trang web của tờ Nhật báo Tài chính phố Wall bình luận: Một vài nước Đông Nam Á nghi ngờ sự thành thật của Trung Quốc trong việc ký kết một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông bởi bộ quy tắc này sẽ bó buộc Trung Quốc không được thực hiện một số hành động (chẳng hạn như việc triển khai hạ đặt trái phép giàn khoan).

Để tránh nguy cơ xung đột ở Biển Đông, các bên liên quan cần tránh các hành động khiêu khích, đúng như họ đã cam kết trong Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông 2002, một tuyên bố không có tính ràng buộc và là tiền đề cho bộ quy tắc ứng xử đang được đàm phán.

Trên trang tin tức về Trung Quốc lớn nhất tại Nhật -Ricord China có đăng bài viết với tiêu đề: Toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc hay sao? Lãnh đạo Philippines “không cần bận tâm đến tấm bản đồ mới của Trung Quốc”.

Bản đồ khổ dọc của Trung Quốc đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Trong tấm bản đồ này, toàn bộ Biển Đông được bao quanh bởi 10 đường gạch như thể toàn bộ Biển Đông là của Trung Quốc. Trong khi làn sóng phản đối việc làm này của Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ thì một lãnh đạo Philippines nhận định “đây đơn giản chỉ là một tấm bản đồ”.

Ông này giải thích với một giọng điệu mỉa mai rằng: “Trước kia, Trung Quốc luôn đưa ra yêu sách về đường 9 đoạn, bây giờ là 10 đoạn. Thời của Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc còn đưa ra cả luận điệu đường 11 đoạn. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc chỉ kẻ thêm một đường trên bản đồ thôi mà”. Ông bày tỏ quan điểm: không việc gì phải quá phẫn nộ với cái bản đồ mới và đường 9 đoạn của Trung Quốc.

Trang philstar của Philippines trích dẫn lời của Đại sứ Mỹ tại Philippines Goldberg, Goldberg cho rằng, việc Philippines đưa các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ra Hội đồng trọng tài của Liên Hợp Quốc là một cách lý tưởng để giải quyết các xung đột lãnh thổ.

Ông cho biết, yêu sách về hàng hải phải phù hợp với luật pháp quốc tế và phải căn cứ vào những quy định chủ quyền đất đai theo Công ước quốc tế về Luật Biển UNCLOS.

Ông cho rằng, Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền khác có thể đưa ra lập luận lịch sử cho nhiều vấn đề, nhưng tôi tin rằng cách để giải quyết vấn đề này là thông qua Tòa án quốc tế, xây dựng bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông, chấp hành tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông cũng như đàm phán trực tiếp giữa các bên.

"Tuy chúng tôi không đứng về bất kỳ phía nào trong các tranh chấp chủ quyền này, nhưng để giải quyết vấn đề trên, không nên sử dụng hành động đơn phương đe dọa cũng như sử dụng vũ lực", Goldberg nói.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose cho biết, họ cũng có thể phản đối việc Trung Quốc phát hành tấm bản đồ khổ dọc cho thấy việc mở rộng các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.

Mời quý vị xem video chi tiết sau đây

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước