Nếu nhìn vào một cơ quan dân cử tiêu biểu là Quốc hội, có thể thấy nếu 500 đại biểu Quốc hội là 500 đôi mắt, 500 đôi tai, 500 bộ óc hành động với tư cách là người đại diện cho lợi ích chính đáng của người dân thì chắc chắn Quốc hội sẽ phát huy được vai trò thực sự của một cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Không thể phủ nhận, trong những năm qua, Quốc hội và các đại biểu Quốc hội luôn cố gắng để đạt được mục tiêu này.
Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận một thực tế, cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới có thể lựa chọn ra được 500 đại biểu Quốc hội thực sự đại diện của dân sẽ là một vấn đề không đơn giản. Nguyên nhân là do không thể phớt lờ một thực tế vẫn còn tình trạng những ứng cử viên mong muốn vào Quốc hội để có được quyền năng của một đại biểu chứ chưa thực sự ý thức được trách nhiệm cần có trước cử tri. Bên cạnh đó, cũng không thể phớt lờ một thực tế vẫn có những đại biểu cả nhiệm kỳ không nói được tiếng nói của cử tri hoặc chỉ nói để lấy lòng, nói dựa hay thậm chí nói để phục vụ cho một lợi ích riêng nào đó.
Vậy, cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Những đại biểu dân cử vốn vẫn thực hiện chức năng giám sát xã hội, liệu có cơ chế nào để giám sát những đại biểu dân cử? Xung quanh vấn đề này, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội .
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.