Bà Lê Thị Huệ (xã Liêm Hải, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) bị mù lòa từ nhỏ. Có khoản tích lũy 5 triệu đồng và 1 chỉ vàng, bà đã mang đến gửi cho một chủ hụi và tín dụng đen trong làng với hy vọng hàng tháng có thêm chút tiền mua rau, mua cỏ. Khi nghe tin chủ hụi, tín dụng đen tuyên bố vỡ nợ và bỏ trốn, bà Huệ mới hốt hoảng khi trong tay chẳng có giấy tờ gì bởi khi đưa tiền, chủ hụi chỉ bảo bà ký nhận vào một quyển sổ.
Nhiều người tại địa phương này cũng đang trong tình cảnh tương tự như bà Huệ khi đưa tiền cho chủ hụi hoặc tín dụng đen mà chỉ có một tờ giấy biên nhận sơ sài, không ngày hẹn trả. Thậm chí, khi tham gia các chân hụi, người dân chỉ ký vào sổ do chủ hụi quản lý mà không có giấy biên nhận.
Theo phản ánh của người dân, chỉ riêng xã Liêm Hải trong 1 năm trở lại đây, đã có tới 20 vụ vỡ nợ lớn. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong cả quãng thời gian dài, cơ quan chức năng tại đây lại không nhận đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt tiền của các chủ hụi bởi cho rằng đây là quan hệ dân sự; chỉ khi phóng viên đến tìm hiểu, đơn thư của người dân mới được tiếp nhận.
Câu hỏi đặt ra là liệu có “lối ra” nào cho những người đang trong hoàn cảnh như người dân ở xã Trực Ninh; pháp luật có thể bảo vệ người dân trong hoàn cảnh này hay không? Xung quanh chủ đề này, chương trình Cuộc sống thường ngày đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Bình, Đoàn Luật sư Hà Nội.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.