Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa

Hải Sự-Thứ bảy, ngày 04/09/2010 14:00 GMT+7

Bình chọn của tờ Times vào thời điểm bước sang thế kỷ 21 đã chọn Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong 100 khuôn mặt nói chung, một trong 25 chính khách nói riêng (châu Á chỉ có 5 nhân vật) đã “làm thay đổi bộ mặt của hành tinh chúng ta trong thế kỷ 20”.

Nhưng bao trùm lên tất cả, Hồ Chí Minh là một phần của lịch sử dân tộc Việt Nam. Là người để lại nhiều dấu ấn trong lòng các tầng lớp nhân dân thuộc thế hệ đương thời và là tấm gương cùng nhiều bài học sâu sắc như một giá trị di sản của dân tộc...

Đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với nhiều chuyên đề có nội dung phong phú do các tác giả trong và ngoài nước viết. Đã có nhiều hồi ức của nhiều tầng lớp xã hội ghi lại những kỷ niệm về Bác Hồ. Đã có nhiều bộ sách tập hợp thành tổng tập hay tuyển tập các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một bộ Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử công phu do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia biên tập và không ngừng bổ sung... và cuốn sách này là tập hợp của những bài viết, bài nghiên cứu công phu đó.

Đọc lại những ngày tháng Bác Hồ đã sống và làm việc, lớp con cháu hôm nay càng thêm cảm phục đạo đức và trí tuệ của Người. Những câu chuyện được viết trong cuốn sách đều là những bài học lớn để noi theo:

- Ngày 26/1/1924, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký một văn kiện quan trọng. Đó là Quốc lệnh quy định những trường hợp thưởng và phạt. Quan điểm của văn kiện này được nêu rõ: "Trong một nước, thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công"...

- Ngày 8/2/1931, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản thông báo về phong trào đấu tranh giai cấp công nhân Đông Dương và việc Đảng đã đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông dương.

- Ngày 8/2/1960, báo Nhân dân đăng bài “Quỹ đen ... Quỹ trắng" của Bác phê phán việc lập quỹ bất hợp pháp tại nhiều địa phương, cơ quan. Bác viết: "Quỹ đen chính là... cắt xén quỹ công. Chi thì lu bù, ù xoẹ ... Chúng ta sẵn sàng xiết chặt thêm trăm nghìn sợi dây ràng buộc để tiêu diệt hẳn lối làm lộn xộn đó. Phải chặt chẽ hơn nữa trong việc dùng tiền dành dụm của chúng ta, để tiến nhanh tới cuộc sống ấm no, đầy đủ cho mọi người".

Dấu ấn thời gian, dấu ấn lịch sử đã lay động mạnh mẽ tình cảm của mỗi người dân với Bác Hồ. Vì thế, bao trùm lên tất cả, Hồ Chí Minh là một phần của lịch sử dân tộc Việt Nam, là người để lại nhiều dấu ấn trong lòng các tầng lớp nhân dân.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước