Điện Biên Phủ và những nỗ lực hòa bình bị bỏ lỡ

Ngọc Hà -Chủ nhật, ngày 27/04/2014 06:23 GMT+7

Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận thắng quyết định chấm dứt 9 năm kháng chiến trường kỳ. Nhưng để đi tới chiến thắng này, nước Việt Nam non trẻ trước đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi để tránh cuộc chiến xảy ra.

Nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà văn Mỹ Laddy Botton có tìm hiểu những nỗ lực ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cường quốc ngay sau khi Việt Nam mới giành được độc lập. Nhiều bức thư và điện liên tục được gửi tới nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ hồi đó là Truman kêu gọi Mỹ công nhận Nhà nước Việt Nam mới được thành lập, nhưng Washington đã không có hồi âm.

Nhà văn Mỹ Lady Botton, Người nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại: “Các lá thư đó đến Bộ Ngoại giao Mỹ, người Bộ trưởng tên là James Burn đã nhận được các lá thư của ông Hồ, nhưng không để những lá thư đó tiếp tục đến với ông Truman. Ông Hồ muốn có hòa bình, muốn có độc lập tự do. Theo tôi, lý do Việt Nam gặp khó khăn vì phải nhìn rộng hơn. Ngoài Việt Nam, thời đó chưa có một nước thuộc địa, khắp thế giới đứng lên giành độc lập tự do. Lý do gặp khó khăn là vì nếu Việt Nam được độc lập tự do thì Ấn Độ, Malaysia sẽ ra sao?”.

‘ Ảnh: VTV News

Kiên trì một đường lối hòa bình, trì hoãn một cuộc xung đột để cách mạng Việt Nam tránh phải đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù, ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản Hiệp định sơ bộ với cựu Thống đốc Bắc kỳ Jean Sainteny. Với bản Hiệp định sơ bộ này, nước Việt Nam chưa giành được hoàn toàn độc lập nhưng có Chính phủ, Quốc hội, nền tài chính và quân đội riêng, nhưng nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Khối Liên hiệp Pháp.

Ông Philippe Sainteny, Con trai của cựu Thống đốc Bắc kỳ Jean Sainteny chia sẻ: “Tôi tin chắc rằng cả hai người đều muốn tránh chiến tranh, điều đó rất quan trọng với cả đôi bên dù cho mối quan tâm của mỗi người là khác nhau. Việc giành được độc lập cho dân tộc có ý nghĩa rất lớn với Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch là chiến sĩ yêu nước và cũng là một chiến sĩ cộng sản, vậy nên dù cho mỗi người có một mục đích riêng khi ký hiệp định nhưng họ chia sẻ một mối lo ngại chung, đó là tránh chiến tranh và lấy lại vị thế lịch sử của đất nước đang bị xâm lược”.

Chỉ 12 ngày sau khi ký bản Hiệp ước sơ bộ, quân Pháp đã vào chiếm đóng Hà Nội. Trong suốt 6 tháng sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có những nỗ lực không mệt mỏi để ký được bản Tạm ước Việt - Pháp về đình chiến vào ngày 14/9/1946, ngay sau thất bại của Hội nghị Fontennebleu. Thế nhưng chỉ 72 ngày sau đó, tàu chiến Pháp đã nã pháo vào Hải Phòng làm 25.000 người thương vong. Một loạt những hoạt động quân sự của Pháp sau này đã buộc Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1946, bắt đầu cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp trong suốt 9 năm ròng.

Cuộc chiến tranh Đông Dương đã trở thành gánh nặng kinh tế cho người Pháp. Nhưng với những toan tính của người Mỹ về ngăn chặn “chủ nghĩa cộng sản ở châu Á”, Mỹ đã cung cấp phần lớn tài chính và vũ khí để Pháp chống lại Việt Minh. Thế nhưng, những toan tính này trong suốt 9 năm ở Đông Dương đã bị thất bại trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Mời quý vị khán giả xem video chi tiết.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước