Hãng phim truyện Việt Nam được định giá 0 đồng là một sự xúc phạm

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 23/09/2017 21:54 GMT+7

VTV.vn - Định giá thương hiệu Hãng phim truyện Việt Nam 0 đồng với biết bao thế hệ nghệ sĩ suốt hơn nửa thế kỷ thực sự là một nỗi buồn, thậm chí là một sự xúc phạm.

Hãng phim truyện Việt Nam có lẽ là một trong những cụm từ "nóng" nhất trên các diễn đàn những ngày qua. "Nóng" không chỉ bởi câu chuyện cổ phần hóa, nghi vấn về những lô đất vàng tại số 4 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội mà dư luận còn đặt dấu hỏi lớn với con số 0 đồng được định giá cho thương hiệu của hãng phim.

Nhìn vào những giọt nước mắt của các nghệ sĩ, những cây đa cây đề cả đời sống chết với Hãng phim truyện Việt Nam, với Điện ảnh cách mạng Việt Nam, có lẽ không ai là không cảm thấy buồn, xót xa, thậm chí là uất hận khi mà thương hiệu hãng phim được định giá 0 đồng một cách lạnh lùng. Dường như, người ta đang quên đi rất nhiều, quên đi 400 tác phẩm điện ảnh trong suốt gần 60 năm qua của hãng. Vẫn biết là chưa có một văn bản hay sách giáo khoa hướng dẫn việc định giá thương hiệu của một doanh nghiệp dựa trên yếu tố truyền thống và lịch sử nhưng Hãng phim truyện Việt Nam là một trường hợp đặc biệt với những tác phẩm vô giá, đồng hành cùng lịch sử đất nước.

Năm 1959, bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh cách mạng Việt Nam - Chung một dòng sông - được Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Kể từ đó, hãng tiếp tục cho ra đời nhiều bộ phim kinh điển, làm rạng danh điện ảnh nước nhà. Những Con chim vành khuyên, Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Bao giờ cho đến tháng Mười... nhiều bộ phim đã trở thành liều thuốc tinh thần cho quân và dân ta trong suốt 2 cuộc kháng chiến trường kỳ. Biết bao nghệ sĩ đã hy sinh nơi chiến trường. Những gương mặt tài năng của điện ảnh Việt Nam đều xuất thân từ đây: các đạo diễn gạo cội như NSND Trần Vũ, Trần Khánh Dư, Phạm Văn Khoa, Hải Ninh, sau này là NSND Đặng Nhật Minh, Lưu Trọng Ninh, Nguyễn Thanh Vân. Những diễn viên NSND tài hoa như Thế Anh, Trà Giang, Minh Đức... Nhiều giải thưởng điện ảnh trong nước và quốc tế, những Bông sen Vàng, Cánh diều vàng. Năm 2008, CNN đánh giá Bao giờ cho đến tháng Mười là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại.

Dù chỉ còn lại cơ sở vật chất tồi tàn nhưng 400 tác phẩm điện ảnh của hãng phim trong suốt gần nửa thế kỷ qua thực sự là một di sản văn hóa. Đó là cả tài năng, tâm huyết, mồ hôi nước mắt, thậm chí là máu của biết bao thế hệ nghệ sĩ suốt hơn nửa thế kỷ. Vì vậy, định giá thương hiệu 0 đồng với họ thực sự là một nỗi buồn, thậm chí là một sự xúc phạm.

Cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam Cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam Thiếu minh bạch trong việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam Thiếu minh bạch trong việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam Không cho thuê trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam Không cho thuê trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước