Người dân chăm sóc các lồng tôm hùm nuôi. (Ảnh: TTXVN)
Ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh là hai vấn đề đang đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long. Để khắc phục tình trạng này, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo phát triển nuôi tôm bền vững với nhiều giải pháp được đưa ra.
Phải kiểm soát tốt thức ăn, con giống và xây dựng một quy trình nuôi bài bản, an toàn dịch bệnh là những giải pháp căn cơ có thể giúp lĩnh vực nuôi tôm của Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững.
Để ứng dụng các giải pháp nói trên một cách hiệu quả nhất, người nuôi tôm phải thay đổi tư duy sản xuất, ưu tiên sử dụng các sản phẩm vật tư đầu vào chất lượng cao, những sản phẩm an toàn sinh học và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát, xử lý dịch bệnh. Nông dân cần mạnh dạng chuyển đổi các mô hình nuôi siêu thâm canh, nuôi hai giai đoạn để tái sử dụng nguồn nước, hạn chế xả thải và bảo vệ môi trường.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết quý I/2018, diện tích thả nuôi tôm nước lợ của cả nước đạt hơn 536.000 ha, sản lượng thu hoạch gần 83.000 tấn. Phần lớn các ao nuôi an toàn sinh học sản lượng đều tăng từ 30-40% so với sản xuất bình thường.
Giải pháp đã có vấn đề đáng quan tâm là ngành tôm cần có một quy định, một cơ chế quản lý đủ mạnh để tất cả người nuôi phải tuân thủ, tham gia nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!