Khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia khảo sát tại một công ty ở tỉnh Hậu Giang năm nay, doanh nghiệp có khoảng 15.000 lao động, nhưng 4 năm qua chỉ có duy nhất 2 người về hưu, trong đó có 1 giám đốc.
Hành trình tìm đến Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Liên đoàn Lao động TP.HCM của một lao động nữ bắt đầu từ sau những khiếu nại lên lãnh đạo ngân hàng nơi chị làm việc nhưng không được giải quyết thỏa đáng. Sau 16 năm làm việc với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, chị đứng trước nguy cơ mất việc gần hơn bao giờ hết, mặc dù chưa có quyết định chính thức nào từ đơn vị sử dụng lao động.
Theo cán bộ tư vấn của Trung tâm, không chỉ bố trí việc làm không đúng chuyên môn, mà các quyết định điều chuyển đều không ghi lý do cụ thể. Nhưng chỉ trong 1 năm, thu nhập của người lao động này cũng đã bị tụt giảm từ bậc 5 mức 2 xuống bậc 2 mức 4. Nhờ sự bảo vệ bằng quy định luật pháp, cơ quan của chị đã thừa nhận những sai phạm trong các quyết định này và tiếp nhận trở lại người lao động. Nhưng đáng tiếc, kết quả cuối cùng lại là một thỏa thuận nghỉ việc với mức trợ cấp 350 triệu đồng từ doanh nghiệp cho nữ lao động này.
Làm lại từ đầu ở độ tuổi ngoài 40, rất khó để có thể tìm được một công việc phù hợp, chị dự định sẽ dùng số tiền vừa hỗ trợ, vừa đền bù để bắt đầu công việc kinh doanh như gần 20% người lao động nghỉ việc trước tuổi khác. Nhưng chắc chắn, đây không phải là chuyện dễ dàng gì.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!