Kiểm soát hiệu quả đầu tư công: Khó!

Diệu Trang-Thứ sáu, ngày 10/08/2012 20:30 GMT+7

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, hàng năm VN cần khoảng 15 tỷ USD cho các hạng mục đầu tư công như sân bay, cảng biển, KCN, hạ tầng giao thông, đô thị mới… Với các kênh huy động vốn như hiện nay thì nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu vốn rõ rệt.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến đầu tư công kém hiệu quả là cơ chế xin - cho. Ảnh: Xã luận

Làm gì để kiểm soát được hiệu quả của từng đồng vốn quý giá từ bây giờ, khi mà guồng máy tái cơ cấu đã bắt đầu khởi động, khi mà vai trò của các cơ quan giám sát như thanh tra, kiểm toán nhà nước… vẫn chưa được phát huy đúng mức là câu hỏi không chỉ làm đau đầu các cơ quan quản lý nhà nước, mà cả các chuyên gia, các doanh nghiệp nhà nước và dư luận.
Nếu theo sơ đồ giản lược, cứ khoảng 30 cây số bờ biển, chúng ta lại có một cảng nước sâu… Ấy là chưa kể các loại cảng khác, vì Việt Nam hiện đang có tới 100 cảng biển các loại. Nền kinh tế nước ta hiện có quy mô GDP khoảng 130 tỷ USD mà chúng ta có tới 8 trong tổng số 28 sân bay quốc tế, trong khi Nhật Bản có GDP khoảng 5.000 tỷ USD thì chỉ có 4 sân bay quốc tế, Australia với GDP hơn 1.200 tỷ USD và diện tích rất lớn cũng chỉ có 2 sân bay quốc tế. Theo các chuyên gia, đầu tư công dàn trải đang làm yếu nền kinh tế vì gây thất thoát nguồn lực và vô hiệu hóa hoạt động kiểm toán.
PGS.TS.Trần Đình Thiên, Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam khẳng định: “Thứ nhất, đầu tư công dàn trải làm cho tranh chấp nguồn lực, khả năng hư hỏng cơ chế là rất cao. Thứ hai là dàn trải mà không đủ nguồn lực, đầu tư ra rồi nhưng manh mún, đầu tư nhiều nhưng không cái nào đúng hạn. Thứ ba là càng nhiều dự án thì càng khó quản trị, càng thiếu người quản trị thì hiệu quả ở cả tầm vĩ mô và vi mô của việc sử dụng vốn càng thấp”.
Khó quản trị, khó áp đặt các cơ chế kiểm soát lên hoạt động đầu tư công khiến thị trường thiếu minh bạch vào lúc nó cần minh bạch nhất, khi công cuộc tái cơ cấu bắt đầu khởi động, theo giới chuyên môn, một nguyên nhân chính là do vai trò của Kiểm toán nhà nước chưa được đặt đúng chỗ.
Bà Hà Thị Thu Thanh, Tổng giám đốc công ty Kiểm toán độc lập Deloitte Việt Nam cho rằng: “Phải để kiểm toán độc lập tham gia vào ngay giai đoạn đầu của dự án, chứ nếu đến khâu hoàn thành mới vào kiểm toán, rồi gỡ ra thì những chi phí gỡ ra đó biết đặt vào đâu…”.
Đại diện Kiểm toán nhà nước cho biết, trước tình hình cấp bách hiện nay, Kiểm toán nhà nước sẽ tăng cường kiểm toán theo chuyên đề một số lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, công nghiệp… Đặc biệt, từ nay đến hết năm 2013 sẽ cơ bản kiểm toán xong hơn 20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thậm chí sẽ kiểm toán lại một số trường hợp nếu cần thiết.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước