Kiểm tra vaccine tại các địa phương có cúm gia cầm

Sỹ Khỏe-Chủ nhật, ngày 16/02/2014 23:14 GMT+7

Gần đây trước một số thông tin cho rằng vacxin phòng cúm A/H5N1 thiếu và không đảm bảo chất lượng, Cục thú Y khẳng định nguồn quỹ dự trữ còn lớn với gần 40 triệu liều.

Bộ NN&PTNT đã cử 9 tổ công tác đến các địa phương kiểm tra, giám sát công tác phòng dịch. Được biết, nguồn vaccine đã được Bộ cấp cho các địa phương có dịch và nguy cơ cao.

Mặc dù trên toàn tỉnh Nam Định mới chỉ phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm và tiêu hủy 100 con ngan và 410 con vịt, khống chế không để lây lan ra diện rộng, nhưng tỉnh Nam Định vẫn coi công tác phòng chống, ngăn chặn dịch tái bùng phát là đặc biệt quan trọng.

Phó GĐ Sở NN&PTNT Nam Định Nguyễn Phùng Hoan cho biết: “Cả Nam Định có 7 triệu con gia cầm, nên chúng tôi chỉ đạo tất cả phải vào cuộc phòng chống dịch quyết liệt, phát hiện và ngăn chặn sớm, hỗ trợ vật tư phòng dịch”.

Ngay trong sáng nay (16/2), Trạm thú y huyện Giao Thủy đã được tỉnh cấp thêm 140.000 liều vaccine phòng cúm A/H5N1 trong tổng số 2 triệu liều mà tỉnh này vừa được Cục Thú y cấp từ nguồn quỹ dự phòng.

Trước đó, tỉnh Bắc Ninh cũng đã được cấp 2,5 triệu liều vaccine cum A/H5N1 và đã khống chế được dịch. Cho đến hôm nay đã qua 21 ngày không phát hiện ổ mới.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết: “Vaccine ở kho quỹ dự phòng còn tới 33,5 triệu liều. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã lấy 170.000 mẫu thử trên gia cầm, nhưng tất cả đều âm tính với virus. Các địa phương cần đẩy mạnh công tác phòng dịch”.

Để ngăn chặn triệt để nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm ra diện rộng, để bảo vệ chăn nuôi, bảo vệ sự an toàn của cộng đồng một cách hiệu quả, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cũng đã ban hành, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người”.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước