Trong buổi lễ ra quân và phát động thi đua hoàn thành dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ngày 13/2, đại diện nhà thầu Trung Quốc đã cam kết dốc sức để xây dựng công trình với tiến độ nhanh nhất. Tuy nhiên, tại cuộc họp giao ban tiến độ ngày 2/3 với Bộ GTVT, tổng nhà thầu Trung Quốc lại thông báo một số hạng mục bị chậm tiến độ.
Theo nhà tổng thầu Trung Quốc, nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ tuyến dường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là do nợ, không có tiền chi trả các nhà thầu phụ.
Theo nghi nhận của phóng viên ngày 4/3 tại công trường thi công dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nhiều hoạt động đã bị tạm dừng.
Hệ thống dầm trên cao đoạn hồ Hoàng Cầu - một đoạn tương đối phức tạp - đã hoàn thành về cơ bản nhưng chưa được tiếp tục triển khai.
Hệ thống các nhà chờ của ga vắng bóng công nhân thi công.
Một số hạng mục vẫn có mặt công nhân thi công, tuy nhiên số lượng là rất ít.
Các nhà ga được quây bạt kín để thi công, tuy nhiên mọi hoạt động gần như không có.
Tổng chiều dài thi công của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 13km đường sắt trên cao. Trong đó, ngoài hệ thống cột trụ thì chỉ có hệ thống dầm cơ bản đã hoàn thành, các hạng mục khác còn tương đối ngổn ngang.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được khởi công xây dựng vào tháng 10/2011, dự kiến được hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, do quá trình thi công gặp vấn để về vốn và tại nạn nên dự án phải tạm dừng mấy tháng, buộc Bộ GTVT phải gia hạn hoàn thành vào năm 2016.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) bao gồm các hạng mục: xây dựng 13km đường sắt trên cao, 1,7km ra vào khu depot, đường sắt đôi khổ 1,435m, tốc độ tối đa 80 km/h; trang bị 13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến. Dự án cũng bao gồm 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23ha.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài ruyền hình Việt Nam!