Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Bích, Trưởng Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ cho biết, virus gây bệnh có thể tồn tại từ 3 đến 6 tháng. Địa hình vùng ĐBSCL trũng, thấp nên chỉ cần đào sâu khoảng 1m là những hố chôn lợn bệnh sẽ bị ngập nước. Nếu chôn lấp không kỹ, nước sẽ ngấm vào những túi nhựa chứa lợn bệnh và lây lan mầm bệnh vào nguồn nước.
Trước đó, trong cuộc họp ngày 5/6, Tiến sĩ Trương Hoàng Phương, Phó Giám đốc sở Khoa học Công nghệ TP Cần Thơ lo ngại việc chôn lợn mắc dịch tả sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch về sau. Bởi virus dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng rất mạnh, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh virus sẽ bị tiêu diệt khi chôn lấp.
Virus có thể tồn tại, thậm chí phát triển trên xác lợn trong quá trình phân hủy. Về lâu dài, khi hố chôn bị khai quật để cất nhà hoặc làm đường giao thông thì nguy cơ virus phát tán và bùng phát trở lại thành dịch là rất lớn. Do đó, ông đề xuất tiêu hủy lợn bị bệnh bằng phương án đốt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!