Mức xử lý hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ chưa đủ sức răn đe

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 14/01/2020 06:13 GMT+7

VTV.vn - Hầu hết các vụ việc vi phạm chủ yếu đều được xử lý hành chính nên không ít DN vẫn cố tình vi phạm để trục lợi, gây khốn đốn cho các DN sản xuất hàng thật.

Tình trạng sản xuất hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Trong khi đó, các hình thức xử phạt hiện nay vẫn chưa đủ sức răn đe.

3 năm gần đây, một doanh nghiệp sản xuất gạch men đã phải lao đao khi sản phẩm gạch men "Royal" của doanh nghiệp đã bị làm nhái. Công ty CP đầu tư Royal Việt Nam, có trụ sở tại tỉnh Hưng Yên cũng sản xuất một loại gạch men ốp lát cũng mang nhãn hiệu "Royal".

Dù đã được Viện khoa học sở hữu trí tuệ kết luận là có hành vi xâm phạm nhãn hiệu, nhưng doanh nghiệp này vẫn bất chấp, ngang nhiên lưu hành sản phẩm nhái trên thị trường. Thanh tra Bộ KHCN đã kết luận: Từ cuối năm 2016 đến cuối năm 2017, Công ty Royal Việt Nam đã sản xuất và tiêu thụ hàng triệu m2 gạch nhái, thu lợi bất chính trên 141 tỷ đồng. Thế nhưng, sau đó doanh nghiệp này chỉ bị xử phạt 480 triệu đồng, chỉ bằng 0,3% so với tổng số tiền thu lợi bất chính nêu trên.

Không chỉ quy định mức xử phạt hành chính còn thấp mà quy định của pháp luật về xử lý hình sự trong xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng chưa rõ ràng. Điều 226 trong Bộ Luật Hình sự hiện hành có quy định tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hiện nay, chưa có khái niệm rõ ràng thế nào là quy mô thương mại, dẫn đến không ít khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý.

Tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng theo BCĐ 389 Quốc gia, số vụ việc xử lý hình sự đối với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất ít, chủ yếu là xử phạt hành chính dẫn đến việc không ít cá nhân, doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt để tái phạm. Theo luật sư, muốn giải quyết tình trạng này, mức xử phạt hành chính cần phải được nâng lên và những vụ thu lợi bất chính lớn cần phải bị xử lý hình sự.

Việc các doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt để xâm phạm sở hữu công nghiệp không phải là chuyện hiếm. Năm 2017, Công ty Royal Việt Nam sau khi bị xử phạt vẫn tiếp tục sản xuất gạch nhái mang nhãn hiệu "Crown Royal".

Cuối năm 2018, một doanh nghiệp khác là Công ty TNHH Hoàn Mỹ, có trụ sở tại tỉnh Hưng Yên cũng có hành vi làm nhái gạch Royal, bị cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và phát hiện hàng nghìn m2 gạch nhái tại các cửa hàng, đại lý trên địa bàn Hà Tĩnh và Nghệ An.

Công khai các điểm nổi cộm về hàng giả, hàng nhái tại 20 tỉnh, thành phố Công khai các điểm nổi cộm về hàng giả, hàng nhái tại 20 tỉnh, thành phố Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử Thị trường thời trang xuất khẩu hầu hết là hàng giả, hàng nhái Thị trường thời trang xuất khẩu hầu hết là hàng giả, hàng nhái

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước