Một trạm khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học ở Nam Cực
Tàu nghiên cứu Joide vừa trở về thành phố Hobart ở Australia sau 54 ngày lênh đênh ở Nam cực. Một đội 30 nhà khoa học quốc tế trên tàu đã vượt qua gió, tuyết và băng để khoan 1000 mét dưới đáy bờ biển Nam cực, sâu nhất từ trước tới nay. Phần thưởng cho sự kiên trì vượt khó của họ là những tiêu bản gần 54 triệu năm trước cho thấy, Nam cực đã từng có hệ sinh thái nhiệt đới và ấm áp.
Những tiêu bản thu được cho thấy, độ carbon thời trước dày gấp 3 lần so với bây giờ. Nhưng sau 20 triệu năm, khí hậu nhiệt đới Nam cực đã thay đổi. Mức carbon dioxit giảm và nhiệt độ cũng giảm, tạo nên kỉ băng hà và tạo ra một môi trường lạnh giá như ngày nay.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, những nghiên cứu của họ cho thấy sự thay đổi độ carbon dù là tự nhiên, hay do con người gây ra cũng sẽ gây biến đổi khí hậu.
Tiến sĩ Henk Brikhuis: “Nếu chúng ta tiếp tục thải CO2 thì nơi đây sẽ ấm lên, không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ lại có những hàng dừa và những con cá sấu chạy quanh Nam cực”.
Các nhà khoa học cũng cho biết rằng, nếu những tảng băng tiếp tục tan chảy, mực nước biển tăng lên, sẽ đe doạ những nước nằm dưới mực nước biển.
Các nhà khoa học hy vọng, những tiêu bản tìm thấy dưới đáy biển sẽ cho thấy, carbon di oxit đã gây biến đổi khí hậu nhiều như thế nào 30 triệu năm trước. Với việc nhìn lại quá khứ, các nhà khoa học sẽ hiểu thêm được rằng, khí hậu thế giới sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.