“Ốc đảo” vùng cao ở Lai Châu đã chuyển mình

Đỗ Thủy-Thứ sáu, ngày 27/12/2013 07:05 GMT+7

Theo thống kê, mỗi năm Nhà nước đã bỏ ra tới 180 triệu đồng cho một hộ thoát nghèo, nhưng vì sao việc thoát nghèo thường không bền vững?

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, mỗi năm, số vốn dành cho công tác xóa đói giảm nghèo là khoảng 120.000 tỷ đồng. Bình quân, Nhà nước đã bỏ ra tới 180 triệu đồng để cho một hộ thoát nghèo. Vì sao số tiền bỏ ra lớn như vậy nhưng việc thoát nghèo lại thường không bền vững?.

‘ Bản nằm bên sông của người Thái Trắng ở Lai Châu. Ảnh: báo Tin tức

Theo nhiều chuyên gia, đầu tư cho công tác xóa đói giảm nghèo sẽ ít tốn kém hơn nhiều nếu như các địa phương có thể phát huy được sự đồng lòng của người dân. Người nghèo có thể không có tiền để đóng góp với Nhà nước, nhưng họ có thể góp công, góp sức và góp đất.

Phóng sự sau là câu chuyện về sự thay đổi ở một xã miền núi nghèo ở tỉnh Lai Châu, nơi mà chỉ 2 năm trước được xem là “ốc đảo” vùng cao, bị ngăn cách bởi con sông Nậm Mu, con sông lớn thứ hai ở Tây Bắc. Nhưng từ 2011 đến nay, sự đầu tư về hạ tầng đã giúp hơn 4.000 nhân khẩu có bước chuyển lớn về đời sống và tư duy sản xuất.

Mời quý vị khán giả xem video chi tiết.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước