Theo nhận định của cơ quan điều tra, đây là vụ cố tình phá hoại tài sản công dân chứ không phải trộm dây tiêu vì kẻ gian không lấy dây tiêu mà chỉ chặt phá gốc tiêu.
Không chỉ tại huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk mà tình trạng này còn diễn ra hầu khắp các vùng trồng tiêu ở Tây Nguyên. Nguyên nhân chính được xác định là do từ gần 10 năm nay, giá tiêu tăng cao, nông dân ồ ạt trồng tiêu dẫn đến khan hiếm dây tiêu để trồng mới. Vì vậy, nhiều đối tượng phá vườn tiêu nhằm mục đích cắt trộm dây tốt để về trồng. Ngoài ra, nguyên nhân khác cũng có thể do tư thù cá nhân.
Tuy nhiên, dù với bất kể lý do gì cũng cần phải nghiêm trị những kẻ phá hoại bởi để vườn hồ tiêu cho trái, người trồng phải mất ít nhất 3 năm chăm sóc và đầu tư hàng tỷ đồng cho vườn tiêu.
Trước vấn nạn phá hoại hồ tiêu tại Tây Nguyên, các cơ quan chức năng, lực lượng công an cần phải có biện pháp cụ thể, mạnh mẽ để điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng phá hoại tài sản, tạo sự yên tâm cho người nông dân trong lao động, sản xuất.
Bên cạnh đó, để bảo vệ tài sản, người dân cũng cần chủ động trông coi, canh giữ vườn cây của mình trước nạn phá tiêu.
Gia tăng nạn trộm dây hồ tiêu ở Gia Lai VTV.vn - Nhiều người dân ở Gia Lai không khỏi lo lắng với nạn trộm cắp cây giống diễn ra liên tiếp tại nhiều địa phương, trong đó nổi lên là tình trạng trộm dây hồ tiêu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!