Một người dân Thái ngồi trên miếng xốp lớn để di chuyển gần sông Chao Phraya hôm 30/10. (Ảnh: AFP)
Nước sông Cha Phraya dâng lên đỉnh mới khiến cho lúc này, khu vực trung tâm Bangkok có bị ngập hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào độ bền vững của các con đê dọc sông Chao Phraya. Chính quyền và người dân vẫn không ngừng xây dựng các bức tường bằng bao cát nhằm ngăn nước lũ đổ vào trung tâm Bangkok.
Trong lúc này, lại có thêm những người dân ở phía bắc Bangkok phải đi sơ tán. Theo người dân ở đây, mức nước ở khu vực này rất khó có thể dự báo. “Mực nước đã ổn định và có vẻ như đã rút đi đôi chút từ ngày 20/10 nên chúng tôi đã trở về nhà. Nhưng hôm nay, nước lại lên đột ngột. Lần này, chúng tôi chẳng kịp để rời đi. Nước trong nhà tôi bây giờ đã 1m”, một người dân Thái Lan cho biết.
Tại phía Tây Bangkok, nước đã tràn vào thành phố cổ Nakhon Pathom buộc người dân ở đây phải đi sơ tán.
Trước tình hình lũ lụt vẫn hết sức phức tạp, ngày 1/11, Thủ tướng Thái Lan Dingluck Sinawat đã chủ trì một cuộc họp gồm nhiều Bộ trưởng để thảo luận các giải pháp đối phó với lũ.
Cũng trong ngày 1/11, nội các Thái Lan đã nhất trí trên nguyên tắc sẽ triển khai nhiều biện pháp phục hồi sau lũ lụt để trợ giúp các khu vực bị tác động trong trận "đại hồng thủy" tồi tệ nhất ở Thái Lan trong hơn 50 năm qua. Số tiền và thời gian thực hiện các biện pháp hỗ trợ đó chưa được tiết lộ.
Tin bài có liên quan