Căn nguyên cũng bắt nguồn từ sự dễ dãi của người dân trong quản lý các loại giấy tờ có giá trị.
Trường hợp thứ nhất là anh Lê Minh Cường cho mượn giấy tờ đất của gia đình để thế chấp vay hộ cho cô em. Thế nhưng, anh không ngờ hồ sơ thế chấp đã tự động nhân đôi, gia đình anh gánh thêm một khoản nợ nữa với người thừa kế trả nợ là con anh đang đi học và anh không hề ký vào bộ hồ sơ thứ 2.
Trường hợp thứ hai tại xã này là bà Lê Thị Liên bống có khoản nợ 320 triệu đồng mà không hề hay biết. Lý do chỉ bởi bà gửi giấy tờ đất cho 1 người làm cán bộ tại quỹ tín dụng nhân dân. Lợi dụng chức vụ, người này đã làm đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ vay vốn, từ khâu thẩm định, xét duyệt tới giải ngân vốn vay.
Theo các chuyên gia, mô hình của các quỹ tín dụng nhân dân là phục vụ cư dân trong địa bàn. Mọi người đều quen biết nhau nên dễ làm hộ thủ tục. Cũng chính vì vậy, chỉ một sự gật đầu dễ dãi ở bất kỳ vị trí nào, toàn bộ các tầng kiểm soát vay vốn cũng dễ dàng bị vượt qua.
NHNN chi nhánh Thanh Hóa cho biết, đang siết chặt quá trình kiểm soát cho vay để ổn định hoạt động cho các quỹ tín dụng nhân dân. Thế nhưng, câu chuyện trên cũng cho thấy, nếu người dân không giữ gìn các tài sản cá nhân cẩn thận, rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!