Thời gian gần đây báo chí và dư luận rất quan tâm đến một vụ việc hy hữu đó là nhà thầu Tokyu của Nhật Bản đưa ra yêu cầu chủ đầu tư dự án cầu Nhật Tân - một dự án giao thông trọng điểm có sử dụng vốn ODA trên địa bàn Hà Nội phải trả thêm một khoản chi phí phát sinh trên 150 tỷ đồng cho nhà thầu này với lý do phía Việt Nam chậm trễ trong giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ dự án so với dự kiến.
Đây là lời cảnh báo, là một tiền lệ không có lợi cho những công trình trọng điểm chậm tiến độ mà lý do được đưa ra là do lỗi của chủ đầu tư. Nhìn lại quá trình triển khai nhiều dự án giao thông hiện nay, rõ ràng chúng ta có lý do lo ngại cho rất nhiều dự án chậm tiến độ phát sinh thêm chi phí.
‘ Dự án cầu Nhật Tân (Ảnh: VTV News)
Thiếu vốn đối ứng, chậm giải phóng mặt bằng khiến các chương trình giao thông trọng điểm trong đó đa số sử dụng nguồn vốn ODA và ngân sách Nhà nước đang rơi vào tình trạng chậm tiến độ, thậm chí chậm nhiều năm. Nhiều công trình đội giá và phát sinh kinh phí gây khó khăn cho chủ đầu tư.
Hiện nay, cả nước đang có 30 công trình, dự án giao thông trọng điểm với tổng kinh phí khoảng 653.000 tỷ đồng. Trong đó, đường bộ chiếm 14 dự án, đường sắt 6 dự án, hàng không 2 dự án và hàng hải 3 dự án.
Đến nay, mới chỉ có 7 dự án đã bàn giao và đưa vào sử dụng như đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Láng Hòa Lạc, cầu Thanh Trì, tuyến phía Nam vành đai III Hà Nội, cảng hàng không Phú Quốc, Cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải.
Có 19 dự án đường bộ đang gặp khó khăn và vướng mắc chậm tiến độ đặc biệt như các Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Dự án cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Dự án Bến Lức – Long Thành, Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Dự án cầu Nhật Tân... Trong đó có rất nhiều công trình nằm ở Hà Nội và TP.HCM, còn lại là 6 dự án đường sắt, 3 dự án hàng hải và 2 dự án hàng không đều chậm tiến độ do khó khăn về mặt bằng và vốn đối ứng.
Sau 6 tháng đầu năm 2013, các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đã thực hiện được khoảng 6.500/6.277 tỷ đồng được giao. Dự án sử dụng vốn nước ngoài thực hiện được khoảng 4.589/3.005 tỷ đồng kế hoạch được giao. Các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện khoảng 3.850/7.252 tỷ đồng.
Mới đây Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ cho ứng trước 10.780 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2014 từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước để tiếp tục thực hiện dự án còn đang dang dở.
‘ Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông (trái) và TS Dương Đức Ưng (phải)
Hiện nay không chỉ có dự án cầu Nhật Tân mà nhiều chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án khác đang lo lắng trước nguy cơ nhà thầu nước ngoài kiện và đòi tiền đền bù, trả thêm chi phí phát sinh. Tiến độ các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ sẽ hao tổn nhiều nguồn lực xã hội và làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín Việt Nam trong việc giải ngân các nguồn vốn ODA.
Làm thế nào để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế chính sách, khắc phục tình trạng chậm tiến độ của nhiều công trình giao thông trọng điểm là chủ đề của chương trình Đối thoại chính sách tuần này với sự tham gia bình luận của các khách mời là ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải và TS Dương Đức Ưng, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Sau đây là nội dung chi tiết: