Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN cần tránh trở thành một tổ chức quan liêu mới

Trung Kiên - Lê Tuấn - Chí Thành (Ban Thời sự)-Chủ nhật, ngày 30/09/2018 21:12 GMT+7

VTV.vn - Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần phải tránh trở thành một tổ chức quan liêu mới, không phụ niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ ra mắt Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vào chiều 30/9.

Việc ra đời Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được coi là cuộc cách mạng trong quản lý khu vực doanh nghiệp này ở Việt Nam. Theo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban vừa được Thủ tướng ký vào chiều 29/9, Ủy ban này là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.

Như vậy, từ ngày 1/10, Ủy ban này sẽ trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại 7 tập đoàn và 12 tổng công ty Nhà nước với số vốn lên đến trên 1 triệu tỷ đồng và tổng giá trị tài sản hơn 2,3 triệu tỷ đồng.

Liên quan đến trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tới 2/3 tổng tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, không chỉ là một khối tài sản rất lớn, đây đều là những doanh nghiệp trọng yếu, then chốt, chịu trách nhiệm bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế. Vì vậy, Ủy ban phải tạo nên được sự khác biệt lớn về hiệu quả và cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Để thành công trên con đường này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tập trung vào 6 nhiệm vụ.

Chứng kiến 5 Bộ ký biên bản ghi nhớ về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty về Ủy ban, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ phải chuyển giao ngay, không được chậm trễ và không tạo ra khoảng trống pháp lý ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi bàn giao, trách nhiệm của các Bộ không giảm đi, các Bộ phải tăng cường hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý khu vực doanh nghiệp này hiệu quả hơn.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban phải đổi mới mạnh mẽ và tạo nên sự khác biệt trong giám sát, quản lý 17 tập đoàn, tổng công ty, không phải theo kiểu Bộ chủ quản như thời bao cấp. Sau một năm, đơn vị phải đánh giá lại mình đã làm được việc gì để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nộp ngân sách Nhà nước cũng như vun đắp và tạo nên môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.


Sớm đưa Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước vào hoạt động trong tháng 10 Sớm đưa Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước vào hoạt động trong tháng 10

VTV.vn - Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ sớm được đưa vào hoạt động, chậm nhất là trong tháng 10/2018.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước