VIDEO: Chiến lược nào cho cà phê Việt Nam?

VTV News-Thứ năm, ngày 14/03/2013 15:23 GMT+7

Ảnh: Đảng cộng sản

 Câu chuyện về chiến lược phát triển cà phê được nhắc tới từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thực sự xây dựng được chiến lược bài bản dựa trên nền tảng bền vững.

Năm 2012, Việt Nam vươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê. Đó cũng thời điểm ngành cà phê đối mặt với một loạt những thách thức căn bản đe doạ đến sự phát triển bền vững. Vấn đề tái canh được đặt ra một cách gay gắt. Doanh nghiệp trong nước mất thị phần thu mua cà phê nhân vào tay các doanh nghiệp nước ngoài, kèm theo đó là sự xuất hiện của nhiều tên tuổi lớn của cà phê thế giới xuất hiện tại Việt Nam.

Với những thách thức này, cà phê Việt Nam cần phải có chiến lược bền vững. Câu chuyện về chiến lược được nhắc tới từ lâu, tuy nhiên đến nay vẫn chưa xây dựng được một chiến lược bài bản dựa trên nền tảng phát triển bền vững.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Công ty cà phê Trung Nguyên và ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và Phát triển nông nghiệp đã có cuộc đối thoại thẳng thắn về chiến lược cà phê Việt Nam.

Ông Đặng Kim Sơn nhận định Việt Nam đã thực sự trở thành nước có thể tác động đến thị trường cà phê, gạo, tiêu, điều thế giới. Cà phê là mặt hàng chiến lược vì vậy cần hành động theo hướng chiến lược vừa dài hạn, vừa tổng thể. Với một vùng cà phê lớn như Tây Nguyên, chúng ta phải có viện nghiên cứu cà phê tầm cỡ quốc gia.

Theo ông Sơn, về sản xuất cà phê nước ta đã tới hạn và việc cần làm lúc này là giảm diện tích cà phê từ 600.000 ha xuống còn 500.000 ha, tiếp tục duy trì chất lượng và đảm bảo năng suất cao.

Trong khi đó, Chủ tịch Công ty cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại cho rằng: “Với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu thuận lợi như Tây nguyên, tại sao chúng ta phải đóng khung ở mức 500.000 ha cà phê. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất, thu mua hiện nay không khuyến khích người trồng sản xuất cà phê nhân có chất lượng”.

Ông Vũ cũng cho rằng: “Nếu các doanh nghiệp FDI không chế hết thị trường, từ đầu vào thu mua cho đến rang xay chế biến, thì chúng ta có xây dựng chiến lược cà phê cũng vô ích”.

Để hiểu rõ hơn về những chiến lược dài hạn của việc phát triển cà phê Việt Nam, quý khán giả có thể xem lại cuộc trao đổi trong chương trình Đối thoại chính sáchtại đây.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước