Vướng mắc trong việc thực hiện quyền tự chủ giáo dục đại học

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 17/08/2018 22:16 GMT+7

VTV.vn - Mặc dù chủ trương giao quyền tự chủ cho các trường đại học triển khai ở Việt Nam đã được 10 năm nhưng đến nay vẫn còn gặp rất nhiều vướng mắc.

Sáng nay (17/8), tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo giáo dục Đại học 2018 với sự tham gia của hàng trăm chuyên gia trong nước và quốc tế cũng như các nhà quản lý giáo dục đại học.

Hơn 70 tham luận của các tác giả trong và ngoài nước đã đi sâu phân tích các vấn đề lớn, quyết định chất lượng giáo dục đại học hiện nay như: nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học, vấn đề tài chính đại học.

Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học Việt Nam hiện vẫn còn khá thấp, hiệu quả sử dụng nguồn lực còn dàn trải, việc đổi mới quản trị đại học và quản lý nhà nước có vai trò quyết định tới chất lượng của toàn hệ thống. Giải quyết đồng bộ các khía cạnh này sẽ góp phần quan trọng giúp Đại học Việt Nam chuẩn hóa và hội nhập quốc tế.

Đi sâu vào nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong lĩnh vực giáo dục đại học, nhiều chuyên gia cho rằng lý do cốt lõi nằm ở 2 chữ "tự chủ". Hiện có 23 trường đại học công lập của Việt Nam được thí điểm tự chủ về tài chính. Mặc dù chủ trương giao quyền tự chủ cho các trường đại học đã được triển khai ở Việt Nam nhưng đến nay vẫn còn gặp rất nhiều vướng mắc.

27% giảng viên đại học có trình độ Tiến sĩ. Đây là tỷ lệ quá thấp so với các nước trên thế giới. Trình độ của một bộ phận giảng viên còn hạn chế: chưa tham gia nghiên cứu khoa học, chưa có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, trình độ ngoại ngữ thấp...

TS Phạm Hiệp - Trường Đại học Thành Tây - cho rằng điều này không khó hình dung bởi cơ chế đãi ngộ giảng viên cũng như môi trường làm việc ở bậc đại học hiện chưa đủ sức giữ chân người tài và chưa đảm bảo các điều kiện để họ dành toàn bộ tâm huyết vào các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Không riêng lĩnh vực nhân sự, khả năng tự quyết của các trường trong các mặt như học thuật, tài chính vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân được xác định là do cơ sở pháp lý liên quan đến công tác tự chủ đại học hiện thiếu đồng bộ.

Tự chủ giáo dục: TP.HCM cần chuẩn bị nguồn lực như thế nào? Tự chủ giáo dục: TP.HCM cần chuẩn bị nguồn lực như thế nào?

VTV.vn - Một trong những nhiệm vụ của ngành GD-ĐT năm học 2017-2018 mà UBND TP.HCM mới ban hành là giao quyền tự chủ cho các trường về công tác tuyển dụng và sử dụng giáo viên.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước