Chương trình Tiêu điểm lý giải thực tế phá rừng làm thủy điện nhưng trốn tránh trồng bù

Nguyễn Sơn-Thứ ba, ngày 10/12/2013 10:18 GMT+7

 Vì sao trách nhiệm trồng rừng thay thế là bắt buộc đối với chủ đầu tư các dự án thủy điện nhưng người ta vẫn có thể trốn tránh suốt một thời gian dài mà không bị truy cứu trách nhiệm? – chương trình Tiêu điểm sẽ lý giải câu hỏi này.

Diện tích rừng trồng thay thế chỉ đạt gần 3,7% tổng diện tích rừng đã bị phá đi để làm thủy điện. Đó là báo cáo mới của Bộ NN & PTNT. Thống kê của Bộ Công thương cũng cho thấy, diện tích rừng trồng bù thay thế chỉ đạt gần 2,1%.

Tổng hợp diện tích rừng bị phá đi để làm thủy điện cũng đưa ra những số liệu khác nhau. Theo Bộ NN & PTNT, diện tích này là gần 20.000 ha. Còn theo Bộ Công thương, diện tích rừng bị thu hồi để nhường chỗ cho thủy điện là gần 51.000 ha. Mất rừng, tình trạng hạn hán vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa ngày càng phức tạp, gây thiệt hại nặng cho người dân vùng dự án thủy điện.

Vậy, diện tích rừng thực tế đã bị mất đi để làm thủy điện là bao nhiêu? Vì sao những số liệu thống kê giữa các bộ lại có chênh lệch lớn như vậy? Vì sao trách nhiệm trồng rừng thay thế là bắt buộc đối với chủ đầu tư các dự án thủy điện nhưng người ta vẫn có thể trốn tránh suốt một thời gian dài mà không bị truy cứu trách nhiệm?

Từ những câu chuyện thực tiễn cùng ý kiến của các nhà nghiên cứu, chương trình Tiêu điểm đã phân tích để tìm ra lời giải cho những câu hỏi như trên. Quý vị hãy cùng theo dõi video sau:


Video: Phá rừng làm thủy điện nhưng không có phương án trồng bù

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước