Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản

PV-Thứ bảy, ngày 16/11/2019 18:48 GMT+7

Điều ước thứ 7 tuần này nói về hai cô đỡ thôn bản Y Bé và Y Teh. Các chị đang lặng thầm làm nhiệm vụ, góp phần chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số.

Những năm trở lại đây nhờ các cô đỡ thôn bản mà tỷ lệ tử vong do sinh đẻ vùng đồng bào dân tộc đã được giảm mạnh. Vượt qua khó khăn, các cô đỡ thôn bản vẫn gắn bó với nghề.

Chị Y Bé - người được công nhận là cô đỡ mát tay và năng suất nhất tỉnh Kon Tum. Chỉ trong năm 2019, chị đã đỡ đẻ gần 30 đứa trẻ tại nhà và tại trạm y tế xã.

Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 1.

Nhưng điều đặc biệt là cô đỡ Y Bé chuyên đi tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình này lại có 7 người con. Mấy đứa lớn đang học cấp 2, cấp 3 trường cộng đồng của tỉnh, còn những đứa nhỏ được học gần nhà, tự chăm nhau và tìm bạn xung quanh chơi cùng.

Sau khi chị Y Bé được đi học, đào tạo làm cô đỡ thôn bản thì lúc ấy chị mới hiểu hơn về việc sinh đẻ có kế hoạch và cũng từ đó, chị và phụ nữ bản Xơ Đăng mới bắt đầu hạn chế sinh đẻ. Chị Y Bé có hoàn cảnh rất khó khăn, sau khi sinh được 7 người con, trong lúc đang làm nhà chồng chị không may qua đời. Kể từ đó, ngôi nhà mẹ con trú mưa, trú nắng vẫn còn dở dang.

Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 2.

Chị Y Bé

Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 3.

Để có tiền nuôi các các con ăn học, ngoài việc đi đỡ đẻ, chị Y Bé còn đi làm thuê. Ai thuê gì chị làm nấy khi nào có người gọi chị lại chạy đi đỡ đẻ.

"Tôi luôn tuyên truyền mọi người đừng đẻ nhiều như tôi mà mệt. Phụ nữ ở đây họ rất ngại đẻ ở trạm y tế. Thậm chí có người đến cơ sở y tế nhưng thấy có đàn ông trực đỡ đẻ là họ đi về. Rồi có những người vì đẻ nhiều nên họ không dám đi đến bệnh viện đẻ vì sợ bị mắng sao lại đẻ nhiều như vậy", chị Y Bé chia sẻ.

Bên cạnh đó, chị Y Teh - Cô đỡ thôn bản tại thôn Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà cũng có hoàn cảnh khó khăn tương tự. Dù là người chuyên đi đỡ đẻ, mang lại hạnh phúc cho người khác nhưng chính chị lại chưa thể làm mẹ.

Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 4.

Chị sinh năm 1985 và người chồng hiện nay cũng nhiều tuổi nên ước mong có con lại luôn thường trực trong suy nghĩ của hai vợ chồng. Tuy nhiên việc điều trị hiếm muộn cần rất nhiều công sức và tiền bạc nhưng gia đình chị lại không có điều kiện nên đến nay mong ước đó vẫn chưa thể thực hiện.

"Người dân ở đây ai cũng khó khăn. Con đông nên không có cơm ăn vài ngày là chuyện bình thường. Tôi đi đỡ đẻ thường xuyên phải đi làm đêm nhưng phụ cấp cũng không có", chị Y Teh chia sẻ.

"Vợ chồng tôi lấy nhau cũng lâu nhưng chưa có con nên cũng lo nhưng khám xa và không có tiền nên cũng không biết phải làm sao".

Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 5.
Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 6.

Cuộc sống khó khăn của chị Y Teh.

Dù không có tiền phụ cấp, không có cả phương tiện đi lại, dù đêm hay ngày, mưa hay nắng, không quản ngại xa xôi, các chị vẫn nhiều lần đi bộ đến đỡ đẻ cho người dân khi họ cần.

Cuộc sống riêng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng mong muốn của các chị là có thể duy trì và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản.

Hiểu được mong muốn của các chị, chương trình Điều ước thứ 7 đã quyết định phối hợp với GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, phó chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam, người sáng lập dự án cô đỡ thôn bản lần đầu tiên tổ chức lớp tập huấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ và em bé lúc vừa sinh được tổ chức tại nhà rông.

Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 7.

Tại đây, chị Y Bé và Y Teh đã nhận được giấy khen của sở y tế, được nhận những món quà vô cùng ý nghĩa. Chị Y Bé đã được những tấm lòng hảo tâm xây lại ngôi nhà đang dang dở còn chị Y Teh được một bệnh viện chi trả toàn bộ số tiền thăm khám và điều trị hiếm muộn trị giá 150 triệu đồng.

Xúc động hơn, hai chị còn được chứng kiến những lời cảm ơn từ hơn 40 người mẹ và những em bé trong thôn đã được chính tay các chị đỡ đẻ. Đó là những niềm vui, hạnh phúc không thể đong đếm.

Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 8.
Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 9.
Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 10.
Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 11.
Điều ước thứ 7: Xúc động công việc thầm lặng của cô đỡ thôn bản - Ảnh 12.

Cô đỡ thôn bản sẽ là cánh tay nối dài của ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đã góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước