Phân biệt hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới bất hợp pháp: Cách nào?

Theo VnMedia-Chủ nhật, ngày 27/05/2018 21:31 GMT+7

VTV.vn - Hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới (TTĐT XBG) đã phổ biến khắp thế giới. Nhưng làm thế nào để người dùng có thể biết giao dịch đó có hợp pháp hay không?

Hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới (TTĐT XBG) đã phổ biến khắp thế giới, đặc biệt những nơi có dấu chân của khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc. Song song với hoạt động phát triển TTĐT XBG lành mạnh, gần đây xuất hiện một số doanh nghiệp có chủ người Trung Quốc đang sử dụng máy PoS thanh toán hoặc Ví điện tử phát hành tại Trung Quốc nhận thanh toán bằng tiền NDT từ khách du lịch khi đang kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là những hình thức bất hợp pháp do các doanh nhân Trung Quốc hoạt động trái phép trên lãnh thổ Việt Nam làm "chui".

Mới đây trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh hiện tượng một số cửa hàng tại Việt Nam sử dụng máy PoS thanh toán thẻ và QR-Code của Trung Quốc tại Việt Nam, gây quan ngại thất thu thuế và mất kiểm soát giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ nước ta liên quan đến khách du lịch Trung Quốc.

Hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới (TTĐT XBG) đã phổ biến khắp thế giới, đặc biệt những nơi có dấu chân của khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc. Cụ thể Ingenico hợp tác với Alipay phát triển TTĐT XBG tại Châu Âu; tương tự tại các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia đều phổ biến việc chấp nhận thanh toán Alipay và Wechat Pay cho khách Trung Quốc khi đến du lịch tại địa phương.

Phân biệt hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới bất hợp pháp: Cách nào? - Ảnh 1.

Song song với hoạt động phát triển TTĐT XBG lành mạnh, gần đây xuất hiện một số doanh nghiệp có chủ người Trung Quốc đang sử dụng máy PoS thanh toán hoặc Ví điện tử phát hành tại Trung Quốc nhận thanh toán bằng tiền NDT từ khách du lịch khi đang kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng pháp luật nước ta vì: niêm yết giá và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, và dòng tiền chảy từ thẻ ngân hàng hoặc Ví điện tử của người mua sang thẳng Ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng của người bán ngay tại Trung Quốc chứ không về Việt Nam, dẫn đến nhà nước không quản lý được giao dịch và thất thu thuế. Đây là những hình thức bất hợp pháp do các doanh nhân Trung Quốc hoạt động trái phép trên lãnh thổ Việt Nam làm "chui".

Tại Việt Nam, công ty Cổ phần Công nghệ Vi Mô (VIMO) là một trong những doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực Thanh toán Điện tử trên di động. Từ năm 2013 đến nay, VIMO đã đưa ra các ứng dụng di động mới và tiện ích nhất nhằm điện tử hoá các giao dịch thanh toán trong cuộc sống, được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép Trung gian thanh toán số 30/GP-NHNN/.

VIMO cũng là công ty đầu tiên và duy nhất hiện nay ký kết hợp tác với cả Alipay và Wechat Pay (không có vốn góp cổ phần) triển khai chấp nhận TTĐT XBG bằng Ví điện tử cho khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc khi đến du lịch và thanh toán tại các đơn vị bán hàng tại Việt Nam (đã báo cáo và gửi hồ sơ lên Ngân hàng Nhà nước). Theo đó khi khách du lịch dùng ứng dụng Ví điện tử nước ngoài để thanh toán, VIMO sẽ thông báo cho Công ty Ví điện tử nước ngoài trừ tiền của khách hàng, rồi ghi có vào Ví điện tử VIMO của người bán tại Việt Nam bằng tiền VNĐ theo đúng các quy định pháp luật.

Phân biệt hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới bất hợp pháp: Cách nào? - Ảnh 2.

Cách các cửa hàng sử dụng ứng dụng di động VIMO để thao tác nhận thanh toán từ khách du lịch nước ngoài

Được biết, nhờ hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới tiện lợi,này, VIMO đang góp phần tăng 30-50% doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp kích thích mạnh nhu cầu tiêu dùng từ khách du lịch vì không phải mang theo nhiều tiền mặt. Đến kỳ đối soát, Công ty Ví điện tử ở nước ngoài sẽ chuyển tiền thanh toán về ngân hàng thanh toán của VIMO tại Việt Nam, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho nước ta.

Theo thống kê từ Tổng cục du lịch trong 4 tháng đầu năm 2018, khách du lịch đến từ Trung Quốc đạt gần 1,8 triệu lượt, khách Hàn Quốc đạt gần 1,2 triệu lượt; tăng 39,7% và 67,3% so với cùng kỳ năm 2017; chiếm gần 60% tổng thị trường du lịch in-bound tại nước ta. Một chuyên gia về du lịch đã từng thẳng thắn phát biểu trên báo chí rằng: khách du lịch đến từ 2 thị trường châu Á trọng điểm này thực ra là khách chi tiêu nhiều nhất, thậm chí là khách "sộp". Tuy nhiên do hình thức thanh toán chưa thuận tiện nên chưa kích thích tối đa túi tiền chi tiêu của họ, thậm chí đã xảy ra những tiêu cực trái pháp luật như: thanh toán bằng ngoại tệ, sử dụng trái phép máy PoS nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Hình thức thanh toán được sử dụng thường xuyên nhất tại các quốc gia nói trên KHÔNG phải là tiền mặt hay thẻ ngân hàng, mà là thông qua Ví điện tử trên điện thoại di động do các Công ty trung gian thanh toán hoặc Ngân hàng thương mại tại quốc gia đó phát hành; trong đó Alipay và Wechat Pay là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nonghuyp Bank và Kakao Pay là phổ biến nhất tại Hàn Quốc.

Cũng giống như các loại thẻ ngân hàng như Visa, MasterCard hay CUP, việc chấp nhận các hình thức thanh toán điện tử phổ biến tại quê nhà của khách hàng khi đến du lịch tại Việt Nam giúp kích thích tiêu dùng và doanh thu cho các doanh nghiệp Việt Nam, mang lại ngoại tệ cho đất nước, hỗ trợ nhà nước quản lý tốt dòng tiền chi tiêu của khách du lịch và doanh thu của các doanh nghiệp.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước