Cuộc bao vây Nuremberg năm 1632 (40-50 nghìn người thiệt mạng)
‘ Cuộc bao vây Nuremberg năm 1632
Nuremberg là một trong những thành phố lớn nhất thế giới của người Tin Lành thời đó. Đây cũng là nơi diễn ra một trong những cuộc bao vây đẫm máu nhất của cuộc chiến kéo dài 30 năm. Quân Thụy Điện do Gustav Adolf dẫn đầu đã rút về đây sau khi bị truy đuổi bởi quân La Mã do Albrecht von Wallenstein chỉ huy. Adolf có gần 150 nghìn lính, nhiều hơn 30 nghìn người so với Wallenstein, nhưng ông không mang đủ nhu yếu phẩm tới đây và thành phố hoàn toàn bị quân La Mã phong tỏa. Phía bên Wallenstein cũng không mang đủ quân lương và cả 2 đội quân phải chịu đựng nạn đói cũng như bệnh dịch, đặc biệt là sốt rét. Trong cuộc vây hãm kéo dài gần 80 ngày, Adolf đã cố phá vòng vây trong trận Alte Veste. Tuy nhiên, trận đánh thất bại và ông đã bỏ trốn khỏi thành phố. Khi trận chiến kết thúc, gần 40 nghìn lính đã thiệt mạng, hầu hết là do bệnh dịch.
Cuộc bao vây Kiev năm 1240 (48 nghìn người thiệt mạng)
‘ Cuộc chiến tranh tại Kiev
Kiev là một trong những thành phố cổ nhất châu Âu và là thủ đô của U-crai-na ngày nay. Cũng chính tại nơi đây đã diễn ra một trong những trận bao vây khủng khiếp nhất do quân Mông Cổ tiến hành. Batu Khan, cháu của Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn) đã cho sứ giả đến yêu cầu thành phố Kiev đầu hàng. Tuy nhiên người đứng đầu lực lượng phòng thủ là Voivode Dmytro lại cho người giết hết các sứ giả. Điều này làm Batu Khan nổi giận.
Ngày 28/11, người Mông Cổ bắt đầu tiến đánh thành phố, mở đầu bằng các loạt đạn từ máy bắn đá kéo dài trong nhiều ngày. Ngày 5/12, bức tường thành bị phá sập và quân Mông Cổ tràn vào thành phố, giết sạch những người mà họ gặp. Một lượng lớn cư dân chạy trốn vào nhà thờ Tithes được xây trước đó 300 năm, nhưng nó đã bị sập và giết chết phần lớn những người trong đó. Trong tổng số 50 nghìn người sống ở Kiev, chỉ có 2000 người sống sót sau trận chiến. Một trong số họ là Dmytro, người được Batu Khan tha mạng vì lòng dũng cảm trong chiến đấu của ông. Tới ngày 6/12, toàn thành phố chỉ còn là đống tro bụi sau khi quân Mông Cổ vơ vét tất cả và rời đi.
Cuộc bao vây Baghdad năm 1258 (hơn 200 nghìn người thiệt mạng
‘ Cuộc bao vây tại Baghdad
Đây lại là một cuộc bao vây khác của quân Mông Cổ. Lần này, đội quân do Hulegu Khan lãnh đạo đã tấn công và bao vây thành phố Baghdad, Iraq. Quyết tâm xóa sạch thứ mà ông ta cho là mối nguy lớn nhất cho triều đại của mình, Hulegu Khan muốn phá hủy hoàn toàn một trong những thành phố lớn nhất của Hồi giáo. Hơn 100 nghìn lính Mông Cổ hành quân tới Baghdad sau khi quốc vương Al-Musta'sim từ chối yêu cầu đầu hàng. Cuộc bao vây kéo dài từ ngày 29/1 tới 10/2.
Sau khi vào thành phố, quân Mông Cổ sát hại toàn bộ những ai mà họ gặp, trừ những người Thiên chúa giáo theo lệnh Hulegu Khan. Quốc vương Musta'sim được cho là bị cuốn trong một tấm thảm và bị ngựa giày xẻo đến chết. Tòa nhà Thông thái, một trong những trung tâm nổi tiếng nhất của trí thức thời đó, bị nhắm tới và phá hủy triệt để theo lệnh của Hulegu Khan. Một lượng kiến thức khổng lồ đã bị mất hoàn toàn trong cuộc phá hoại, khi quân Mông Cổ vứt toàn bộ sách ở đây xuống sông. Nhiều nhân chứng kể rằng sách dưới sông nhiều tới mức mà ngựa có thể đi qua đó.
Cuộc bao vây Sevastopol năm 1854-1855 (hơn 200 nghìn người thiệt mạng)
‘ Cuộc chiến tại Sevastopol
Diễn ra trong cuộc chiến Crimean, trận bao vây Sevastopol do liên quân Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kì tổ chức để tấn công quân Nga. Đó là một trận chiến kéo dài 11 tháng, và trở thành một cuộc chiến sinh tồn cho cả 2 phe. Khi người Nga nhận ra mình không thể chiến thắng nếu đối đầu trực diện, họ chuyển hầu hết lính về thành phố và chuẩn bị vị trí phòng thủ. Trong thời gian đầu, người Nga phải chống chọi sự bắn phá vào ban ngày và lập tức xây dựng lại trong đêm. Không may là thời tiết mùa đông rất khắc nghiệt đã làm cho lính cả 2 phe đều gục ngã trước bệnh tật, đặc biệt là tả và kiết lị. Nó ảnh hưởng nhiều nhất tới quân Pháp, gần như toàn bộ thiệt hại của họ là do bệnh dịch. Sau khi phòng thủ thành công, ngời Nga cuối cùng buộc phải rút khỏi đây và để liên quân tiến vào thành phố ngày 9/9. Cuộc chiến cũng kết thúc không lâu sau đó.
Cuộc bao vây Leningrad 1941-1944 (1.1 đến 2.5 triệu người thiệt mạng)
‘ Cuộc chiến tại Leningrad
Đây là một trong những cuộc bao vây đẫm máu và dài nhất trong lịch sử diễn ra tại mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Với hai phe là quân Đức và Hồng quân Liên Xô, cuộc bao vây Leningrad gây ra thiệt hại khủng khiếp gần bằng trận chiến Stalingrad nổi tiếng. Bắt đầu từ ngày 8/9/1941, cuộc bao vây gây rất nhiều khó khăn cho cư dân thành phố do quân Đức đã chặn gần hết lượng thực phẩm có thể mang vào thành phố. Tới khi kết thúc cuộc bao vây, mỗi người lính chỉ có khẩu phần là 1/4 lát bánh mì mỗi ngày. May mắn là mặt hồ Ladoga đóng băng vào mùa đông nên các đoàn tiếp tế có thể đưa nhu yếu phẩm vào thành phố. Con đường này cũng giúp sơ tán người già và người bệnh, dẫn tới tên gọi "Con đường sự sống". Cuối cùng, quân Nga từ phía Đông đánh bật quân Đức và giải cứu thành phố khỏi cuộc bao vây khủng khiếp này.