Cần khẩn trương xây dựng chính sách đặc thù để giúp văn nghệ sĩ giữ lửa nghề

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 13/06/2024 15:35 GMT+7

VTV.vn - Câu chuyện bất cập trong chính sách đãi ngộ dành cho văn nghệ sĩ từng được đề cập nhiều lần nhưng cho đến nay vẫn chưa có giải pháp hiệu quả.

Mỗi môn nghệ thuật đều có đặc trưng riêng. Nhiều môn đòi hỏi cao về sự khổ luyện, tinh tế, những kỹ năng điêu luyện cần được đào tạo từ khi còn nhỏ, như xiếc, múa ballet, tuồng… Các nghệ sĩ cũng phải đối mặt với áp lực, căng thẳng khi phải  thực hiện những màn trình diễn khó, nguy cơ chấn thương rất cao. Thế nhưng, chế độ tiền lương, bồi dưỡng của các nghệ sĩ thuộc những loại hình này còn rất thấp, chưa có chính sách nào phù hợp với đặc thù nghề nghiệp.

Điển hình như câu chuyện ở Nhà hát Tuồng Việt Nam, một nghệ sĩ tuồng phải nhuần nhuyễn nhiều kỹ năng khó như võ thuật, múa, hát, diễn, xiếc… phải được uốn nắn từ nhỏ, thời gian kéo dài, rủi ro cao để có thể lên sân khấu biểu diễn. Tuy là loại hình có đặc thù rõ nét nhưng chế độ đãi ngộ lại rất thấp.

Phát biểu tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ VHTT-DL đã phải nói rằng một số loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ biến mất. Vào tháng 6/2013, Bộ VHTT-DL đã ban hành Quyết định về việc soạn thảo Đề án xây dựng cơ chế chính sách đặc thù đối với văn nghệ sĩ. Tại thời điểm đó, một trong những vấn đề được đưa ra là chính sách tiền lương cho văn nghệ sĩ, vì nhiều nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, cống hiến tới 30 hay 40 năm vẫn chỉ được hưởng lương diễn viên hạng 3, hạng 4. Từ đó, có kiến nghị cho phép áp dụng chính sách đối với văn nghệ sĩ theo cơ chế đặc thù như tăng lương cho diễn viên chuyên nghiệp theo kết quả cống hiến, nâng lương với các diễn viên đoạt giải trong nước, giải quốc tế, diễn viên phục vụ vùng sâu vùng xa… Tuy nhiên, đến nay đã tròn 11 năm, Đề án vẫn chưa thành hình. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, trong phần trả lời chất vấn, người đứng đầu ngành văn hóa đã một lần nữa đề xuất các giải pháp tháo gỡ  những vướng mắc này.

Hiện nay, Bộ VHTT-DL đang đề xuất chính sách đối với viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc "Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" được xem xét về hưu sớm theo nguyện vọng. 

“Tôi nghĩ mức lương phải thay đổi, chế độ bồi dưỡng phải tăng lên, nghĩa là tăng phù hợp so với thị trường. Hiện nay, nếu không tăng theo thị trưởng mà chỉ theo cấp số, thời gian năm tháng thì chưa phù hợp với xu thế hiện nay”, NSND Tống Toàn Thắng - Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chia sẻ.

Số nghệ sĩ đã hết duyên với nghiệp diễn vẫn có thể phát triển lên vị trí quản lý, đào tạo, đạo diễn… chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi vậy, việc xây dựng chính sách đặc thù là rất cấp bách, để giữ lửa nghề và nghiệp cho nghệ thuật truyền thống hay bác học.

Bất cập trong đãi ngộ văn nghệ sĩ: Cần sự đãi ngộ xứng tầm Bất cập trong đãi ngộ văn nghệ sĩ: Cần sự đãi ngộ xứng tầm

VTV.vn - Chỉ khi tháo gỡ được những tồn tại bất cập trong cơ chế, chính sách, giới nghệ sĩ biểu diễn mới có thể yên tâm gắn bó làm nghệ thuật, từ đó thỏa sức sáng tạo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước