Câu chuyện Văn hóa: Triển vọng phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam

VTV-Thứ bảy, ngày 31/05/2014 18:17 GMT+7

Một số nhà thiết kế Việt đã mạnh dạn có những hướng đi riêng. (Ảnh minh họa)

Nền công nghiệp văn hóa đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công, vừa tạo thương hiệu văn hóa quốc gia, vừa đem lại một nguồn thu rất lớn.

Về lĩnh vực điện ảnh, chưa thể nói chúng ta đã phát triển nền công nghiệp điện ảnh chỉ với 22 bộ phim truyện nhựa được sản xuất một năm. Trong khi đó, theo thống kê năm 2013, Việt Nam nhập tới hơn 200 bộ phim truyện ngoại để trình chiếu ở các rạp của Việt Nam.

Hiện Nhà nước quản lý 72 rạp với hơn 100 phòng chiếu, trong khi đó, các hãng tư nhân quản lý tới hơn 50 cụm rạp với 500 phòng chiếu. Rạp của các hãng tư nhân luôn được đánh giá đẳng cấp và chất lượng hơn rất nhiều. Nhìn ở góc độ thị trường, có thể khẳng định, Việt Nam đã hình thành ngành công nghiệp chiếu bóng.

Về lĩnh vực thời trang, Việt Nam luôn nằm trong top 10 các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới nhưng chúng ta luôn bị lép vế trên sân nhà. Vậy làm thế nào để phát triển công nghiệp thời trang với những thương hiệu Việt một cách bài bản? Một số nhà thiết kế Việt đã mạnh dạn có những hướng đi riêng.

Về lĩnh vực biểu diễn, cả nước có 129 đơn vị biểu diễn, trong số này có 12 đơn vị trực thuộc ngành văn hóa. Trung bình mỗi năm, Nhà nước phải đầu tư hơn 100 tỷ đồng cho các đơn vị nhà nước này. Tuy nhiên, doanh số bán vé chỉ vẻn vẹn chưa đầy 30 tỷ đồng/năm, chỉ bằng một phần rất nhỏ so với doanh thu của các đơn vị biểu diễn tư nhân.

Trong khi đó, rất nhiều đơn vị tại TP.HCM bắt đầu nhen nhóm hình thành ngành công nghiệp biểu diễn, nổi bật là ngành công nghiệp âm nhạc.

Trong các lĩnh vực văn hóa như: điện ảnh, âm nhạc, thời trang, ẩm thực…, chúng ta nên chọn ra khối mũi nhọn, có nhiều tiềm năng để tập trung phát triển.

Mời quý vị theo dõi VIDEO chi tiết:

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước