Điểm nghẽn chính sách văn hóa: Thiếu cơ chế khuyến khích ngay trong quy định của pháp luật

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 09/07/2023 13:15 GMT+7

VTV.vn - Việc huy động nguồn lực xã hội, đầu tư của doanh nghiệp vào văn hóa nghệ thuật còn nhiều điểm nghẽn.

Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước đang ngày càng được nhận thức rõ ràng hơn. Việt Nam có tài nguyên di sản phong phú, có kho tàng nghệ thuật truyền thống và phong tục tập quán độc đáo, góp phần làm nên sức mạnh mềm của đất nước trong hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, để đánh thức sức mạnh ấy cần có nguồn lực cụ thể cho văn hóa. Hiện tại, nguồn ngân sách chi cho văn hóa mới đạt 1,8% GDP, còn thấp so với yêu cầu. Trong khi đó, việc huy động nguồn lực xã hội, đầu tư của doanh nghiệp vào văn hóa nghệ thuật còn nhiều điểm nghẽn. Nguyên nhân là thiếu cơ chế khuyến khích ngay trong quy định của pháp luật.

Xu thế chung của thế giới là ngày càng gia tăng các tiện ích cho di tích, bảo tàng, thư viện, nhà hát… Chẳng hạn như áp dụng công nghệ số, đổi mới tour tuyến tham quan, gia tăng các hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, tại nhiều bảo tàng, thư viện lớn của Việt Nam hiện nay, các dịch vụ thiết yếu nhất cũng thiếu, như nơi giải khát, nghỉ ngơi, chưa đề cập tới các dịch vụ sáng tạo hấp dẫn hơn… Lý do là từ năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 151 về quản lý tài sản công, trong đó có những quy định về khai thác, cho thuê tài sản mà chưa tính tới các đặc thù của thiết chế văn hóa, khiến nhiều dịch vụ bị ngưng trệ, vừa lãng phí nguồn lực vừa làm mất sức sống của chính các thiết chế này.

Thiếu dịch vụ phụ trợ không chỉ làm mất sức hấp dẫn của các bảo tàng, thư viện mà còn làm mất nguồn thu để quay trở lại đầu tư cho chính thiết chế văn hóa. Trước những bất cập này, Bộ Tài chính cho biết sẽ sửa đổi theo hướng là những dịch vụ phụ trợ trong các thiết chế văn hóa không cần phải lập đề án xin phê duyệt như hiện nay.

Nhìn lại hệ thống luật hiện nay, một số điểm nghẽn còn tồn tại như chưa có quy định về hình thức đối tác công tư trong đầu tư văn hóa, khiến nhiều dự án văn hóa lớn khó có thể triển khai khi chỉ trông chờ vào ngân sách, một số chuyên ngành văn hóa chưa có luật để điều chỉnh như văn học, trò chơi. Việt Nam đã đặt mục tiêu công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP vào năm 2030. Để đạt mục tiêu này, việc tháo gỡ từ thể chế, chính sách là gốc, từ đây sẽ tạo nền tảng để thu hút nguồn lực, giải phóng sức sáng tạo. Sáng tạo cũng chính là sức sống của văn hóa nghệ thuật.

Hà Nội miễn phí sử dụng thư viện để phát triển văn hóa đọc Hà Nội miễn phí sử dụng thư viện để phát triển văn hóa đọc

VTV.vn - HĐND TP. Hà Nội thống nhất miễn phí sử dụng thư viện trên địa bàn để khuyến khích, phát triển văn hoá đọc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước