Điện ảnh Việt Nam, chiến lược và cuộc chạy đua nước rút 7 năm

VTV News-Thứ hai, ngày 12/08/2013 11:17 GMT+7

Khán giả Việt Nam từ chối xem những bộ phim do nhà nước sản xuất và dành sự yêu thích đặc biệt cho những bộ phim nước ngoài. Tại sao lại có thực trạng này và làm thế nào để thay đổi điều đó?

Chưa bao giờ Việt Nam có nhiều phim bom tấn với doanh thu phòng vé cao lên tới vài chục tỷ đồng như 2-3 năm trở lại đây. Chủ chương xã hội hoá điện ảnh đã mang đến những khởi sắc đó tuy nhiên cũng kéo theo sự lấn át của dòng phim thương mại mà chất lượng không tỷ lệ thuận với doanh thu. Bên cạnh đó, cũng phát sinh ra hàng loạt những vấn đề khiến người làm nghề cũng như người quản lý nhận ra rằng có nhiều điều cần phải thay đổi. Điện ảnh Việt Nam cần phải có những chiến lược thật sự để phát triển.

Vì thế, vào cuối tháng 6 vừa qua, đã có hai cuộc hội thảo lớn được tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều đơn vị sản xuất phim. Mục tiêu của hai cuộc hội thảo là xây dựng một chiến lược cho điện ảnh Việt Nam từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

‘ Quay phim Lý Thái Dũng và nhà thơ, đạo diễn Phan Huyền Thứ - 2 khách mời của Văn hóa, Sự kiện & Nhân vật ngày 10/8. (Ảnh: VnE/BHYT)


Tại hai cuộc hội thảo đã có 4 mục tiêu cụ thể được đặt ra, gồm có: Khuyến khích môi trường tự do sáng tạo cho nghệ sĩ thông qua các cuộc thi kịch bản, các trại sáng tác; lấy nhà sản xuất phim làm trọng tâm của quy trình theo mô hình quốc tế; hiện đại hoá công nghệ sản xuất và trang thiết bị theo hướng số hoá; nâng cao năng lực quản lý, hoàn thiện cơ cấu tổ chức ngành từ trung ương đến địa phương. Đến năm 2020 cố gắng đưa điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh hàng đầu Đông Nam Á.

Tham vọng lớn là cần thiết nhưng có khả thi hay không khi chúng ta phải chạy đua nước rút trong vỏn vẹn 7 năm cho cả một hành trình mà nan giải nhất là chiến lược đầu tư cho con người - chiến lược từ lâu chưa được đầu tư và thực hiện cụ thể và hiệu quả.

Câu hỏi này cũng như dự thảo về chiến lược cho điện ảnh Việt Nam từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã trở thành chủ đề cho chương trình Văn hoá, Sự kiện & Nhân vật ngày 10/8 với hai khách mời - nhà quay phim Lý Thái Dũng và nhà thơ, đạo diễn Phan Thị Huyền Thư. Cả hai khách mời này đều là những người mà bằng tác phẩm của mình đã có những đóng góp cho sự phát triển của điện ảnh Việt Nam.

Sau đây, hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của hai khách mời với người dẫn chương trình Mỹ Linh tại Văn hoá, Sự kiện & Nhân vật ngày 10/8.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước