Những năm gần đây, lĩnh vực hàng không ở Việt Nam có bước phát triển vượt bậc: không còn tình trạng độc quyền trong vận tải hàng không, rất nhiều đường bay quốc tế và nội địa được mở và đưa vào sử dụng, hàng chục sân bay được xây mới khang trang, hiện đại. Thị trường hàng không tăng trưởng cao, lần đầu tiên thị trường nội địa tăng trưởng vượt 21,5% trong năm 2013.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia có lượng hành khách sử dụng máy bay nội địa ở Việt Nam thấp so với thế giới. 7 năm đã qua, kể từ khi Việt Nam mở cửa lĩnh vực kinh doanh hàng không, trong 5 hãng hàng không tại Việt Nam được thành lập, nay chỉ còn 1 hãng hoạt động.
Kinh doanh hàng không tại Việt Nam trước nay vẫn là vấn đề nan giải đối với nhiều nhà đầu tư. Quy mô thị trường nhỏ, ít về số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải, chi phí vận hành cao, nguy cơ thua lỗ hoặc thậm chí phá sản rất lớn. Thị trường hàng không hiện vẫn do doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ thị phần chính
Giá vé còn cao so với thu nhập của người dân. Thị trường hàng không Việt Nam những năm gần đây tuy có tăng trưởng cao nhưng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp không như kỳ vọng. Nhiều sân bay được đầu tư mới, khang trang hiện đại bằng ngân sách Nhà nước nhưng hiệu suất khai thác rất thấp. Áp lực cạnh tranh hàng không tại Việt Nam còn gia tăng bởi trong lộ trình các nước trong khu vực ASEAN sẽ thực hiện việc mở cửa “bầu trời” vào năm 2015. Khi đó sự cạnh tranh hàng không trong nội địa từng nước sẽ diễn ra mạnh mẽ, khốc liệt hơn.
Làm thế nào để tạo lập được một cơ chế pháp lý phù hợp và một môi trường thông thoáng, thuận lợi để tạo sự đột phá hơn nữa đối với lĩnh vực này? Đây sẽ là chủ đề của chương trình Đối thoại chính sách tuần này: