Ký ức Việt Nam: Chợ Tết Hà Nội năm 1973

VTV-Thứ bảy, ngày 25/01/2014 10:02 GMT+7

Một khung cảnh chợ Tết Hà Nội 1973 (Ảnh: VTV Online)

Bạn thắc mắc chợ Tết Hà Nội xưa có gì đặc biệt và đáng nhớ? Hãy cùng VTV Online tìm hiểu trong chương trình Ký ức Việt Nam của Đài THVN!

Nhà văn Vũ Bằng đã từng viết trong tác phẩm Thương nhớ mười hai đoạn: "Chợ Tết có một sức hấp dẫn đến kỳ lạ, muốn về nhưng lại muốn đi, đi để xem thiên hạ mua bán, đi để xem bao nhiêu cái ngon, cái đẹp của quê hương, đi để xem... chợ Tết".

Quả đúng như vậy, cái Tết năm 1973 ở Hà Nội đã mang một ý nghĩa đặc biệt sau nhiều năm bom đạn chiến tranh, nhất là sau 12 ngày đêm Mỹ tiến hành ném bom rải thảm Hà Nội. Những ngày giáp Tết năm 1973, thói quen đi chợ xuân sắm Tết mới bắt đầu trở lại với người dân Thủ đô sau thời gian dài cả Hà Nội gánh chịu hàng ngàn tấn bom đạn.

Từ xa xưa, Hà Nội còn được gọi là "kẻ chợ" bởi đây là nơi hội tụ nhiều ngành nghề, nơi họp chợ, đáp ứng nhu cầu của người dân và là thị trường lớn nhất nước ta ngày ấy và đi chợ xuân sắm Tết vẫn là thói quen của mỗi người dân Hà Nội.

Cho đến Tết năm 1973, khi bom đạn không còn, một loạt khu chợ ở Hà Nội được hoạt động trở lại sau một thời gian dài phải đóng cửa với vô số cửa hàng bán các đồ gia dụng hay đồ chơi trẻ em, đồ hàng mã...

Mời quý vị độc giả cùng tìm lại những hình ảnh thân thuộc của chợ Tết Hà Nội năm 1973 qua phóng sự dưới đây:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước