Những người gieo niềm hi vọng cho trẻ khuyết tật

Hoàng Dương (Ban Thời sự)-Thứ ba, ngày 03/12/2019 20:04 GMT+7

VTV.vn - Họ là những người lái đò đặc biệt mang lại cho các em cơ hội tái hòa nhập cộng đồng và hi vọng về một tương lai tươi sáng.

Người khuyết tật có rất nhiều quyền để tạo nên cơ hội nuôi sống bản thân, hòa nhập trong xã hội, vì vậy, mỗi người nên luôn mở rộng lòng và tạo điều kiện cho người khuyết tật.

Với những trẻ khuyết tật, các em đều có quyền được đi học, tạo việc làm như biết bao người. Tại Trung tâm phục hồi chức năng Việt Hàn, các thầy cô luôn tận tâm, nỗ lực hết sức mình để chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, giúp các em cải thiện sức khỏe và hành vi. Những lớp học không phấn trắng bảng đen, không giáo án mà chỉ có tình thương yêu và sự kiên trì.

Tiếng trống vào giờ học từng là nỗi ám ảnh của thầy Tuấn khi tiếp nhận lớp trẻ tự kỷ nặng. Bởi lớp chỉ 10 em những mỗi em một diễn biến tâm lý, hành động khó lường. Lúc đầu, thầy gần như bất lực để tìm kênh giao tiếp với các em chứ chưa nói đến chuyện dạy dỗ. Mưa dần thấm lâu, thầy đã chinh phục được tâm tính của từng bạn. Thầy ví làm thầy của trẻ khuyết tật giống như trò chơi vận động này phải luôn đồng hành với từng em. Không phải là 1 ngày, 1 tháng mà là 1 năm mới thấy được một nấc thang tiến bộ của học trò.

Còn thầy Khang lại đau đáu với việc nếu rời trung tâm, các em sẽ làm gì để sống. Thế là ý tưởng liên kết giữa trung tâm với một công ty cung cấp giấy ăn phục vụ đám cưới đã thành hình. Khổ một nỗi, trong lớp hướng nghiệp của thầy, có em không nghe được, không nói được, không cháu nào biết chữ nhưng thầy lại có cách riêng để các em làm đúng yêu cầu của công ty.

Còn với cô hằng, thời còn là sinh viên y khoa, cô không nghĩ mình lại làm ở đây. Cô vẫn ước mơ làm bác sĩ nha khoa để lương cao. Nhưng từ ngày vào trung tâm cô lại ước mơ khác là học trò của mình sẽ có thể đi lại, chạy nhảy như bao bạn bè. Cả trung tâm chỉ có 2 nhân viên y tế, phục hồi chức năng cho hàng chục em, nhiều lúc cô Hằng cũng nản.

Giang là trường hợp khiến cô Hằng day dứt nhất khi không thể thuyết phục gia đình cho em điều trị liên tục từ lúc 5 tuổi, giờ khi 13 tuổi, em phải gắn với xe lăn cả đời. Không lặp lại nuối tiếc đó, cô đã rèn cho Tho một trẻ bại não ngồi xe lăn tập đi từ 4 tuổi, sinh nhật lên 5, Tho đã có thể chạy nhảy thỏa thích và có thêm 1 người mẹ là mẹ Hằng.

Với Tho và nhiều em nhỏ được yêu thương là món quà vô giá và hi vọng mỗi gia đình có trẻ khuyết tật hãy làm mọi điều có thể để các em có môi trường học tập phù hớp nhất, phát huy hết khả năng của người khuyết tật.

Mở cánh cửa hòa nhập cho người khuyết tật Mở cánh cửa hòa nhập cho người khuyết tật Ốc Thanh Vân cảm phục chàng trai bất chấp sự phản đối, dè bỉu từ người đời vẫn quyết tâm lấy vợ khuyết tật Ốc Thanh Vân cảm phục chàng trai bất chấp sự phản đối, dè bỉu từ người đời vẫn quyết tâm lấy vợ khuyết tật Người mẹ hiền của những đứa trẻ khuyết tật Người mẹ hiền của những đứa trẻ khuyết tật

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước