Hình ảnh thực nghiệm hiện trường vụ phá rừng thông được xem là lớn nhất tỉnh Lâm Đồng trong vài năm trở lại đây xảy ra tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà vào tháng 4 năm ngoái cho thấy, gần 11 hécta thông ba lá trên 17 năm tuổi bị bức tử. Do tính chất phức tạp nên sau gần 1 năm vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra.
Xác định được đối tượng thường rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Đó là thực tế trong điều tra các vụ phá rừng thông tại Lâm Đồng. Nguyên nhân là các đối tượng phá rừng sử dụng thủ đoạn khoan lỗ ở thân cây rồi đổ thuốc diệt cỏ vào để đầu độc hay còn gọi là ken cây khiến cây thông chết dần sau đó mới đốn hạ và lấn chiếm đất rừng trái phép. Với thủ đoạn này các đối tượng dễ dàng qua mắt được lực lượng chức năng bởi chỉ khi rừng thông chuyển sang màu đỏ úa mới bị phát hiện bị triệt hạ.
Tại nhiều nơi, nhà dân và đất sản xuất, nương rẫy nằm xen lẫn trong khu vực rừng phòng hộ. Lợi dụng điều này, các đối tượng xâm lấn dần dần đất rừng kiểu mỗi ngày mỗi ít. Ngoài ra, địa bàn rộng nhưng lực lượng mỏng cũng rất khó quản lý. Chẳng hạn như Ban Quản lý rừng phòng hộ Phi Liêng tại huyện Đam Rông có khoảng 20 người nhưng phải quản lý tới 12.000 hécta rừng.
Nghị định 35/2019 của Chính phủ quy định mức xử phạt đối hành chính đối với hành vi phá rừng phòng hộ, rừng đặc dụng lên đến 120 triệu đồng. Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, có hơn 50% số vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh này thời gian qua không phát hiện được đối tượng phá rừng.
Tái diễn phá rừng thông tại Lâm Đồng VTV.vn - Sau một thời gian tạm lắng, tình trạng phá rừng thông trái phép đã xuất hiện trở lại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, mới đây nhất là tại xã Phi Liêng, huyện Đam Rông.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!