Thiên tai ngày càng phức tạp ở miền Tây

Đặng Công (VTV9)Cập nhật 15:39 ngày 07/08/2019

VTV.vn - Thiên tai đang ngày càng phức tạp ở miền Tây. Hiện lãnh đạo 2 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau đang triển khai nhiều giải pháp cấp bách giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Tại Cà Mau, mưa dông, gió giật mạnh kết hợp với nước biển dâng đã tràn vào nhà của hàng trăm hộ dân vùng ven biển của tỉnh Cà Mau. Đã có 1 người chết, 1 người bị thương, 765 căn nhà bị tốc mái và sập, 1.743 căn nhà bị ngập, tổng thiệt hại về tài sản khoảng tỷ đồng.

Thống kê của ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kiên Giang, chỉ riêng huyện An Minh nước biển dâng và dông lốc đã gây thiệt hại 105 căn nhà, trong đó có 32 căn bị ngập nước. Ngoài ra, dông lốc cũng gây sập nhà ở các huyện khác. Tổng thiệt hại do thiệt tai gây ra trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày 3 tháng 8 là gần 9 tỷ đồng, gần 200 căn nhà bị ảnh hưởng.

Những ngày qua, 2 địa phương này đã cử hàng trăm cán bộ xuống giúp dân dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống. Các địa phương cũng đang xem xét chính sách hỗ trợ các hộ bị thiệt hại, ổn định cuộc sống.

Một trong những nguyên nhân khiến 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang bị thiệt hại nặng nề là người dân bị bất ngờ với những hiện tượng thời tiết bất thường. Ngày 3 tháng 8 vừa qua, sóng biển bất ngờ dâng cao đến 2 mét ập vào bờ khiến nhiều gia đình không kịp thu dọn tài sản. Điều đó cho thấy, vùng biển Tây Nam không còn là nơi bình yên, ít thiên tai như nhiều người từng nghĩ.

Những căn nhà trơ khung. Chiều ngày 3 tháng 8, sóng biển cao gần 2 mét ập vào bờ làm 32 căn nhà ở các xã ven biển như Vân Khánh, Vân Khánh Tây, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang bị ngập nước hoặc bị cuốn trôi. Nhiều người chỉ biết tháo chạy thoát thân bỏ lại tài sản.

Từ Kiên Giang đến Cà Mau, sóng biển dâng cao đã khiến người dân ven bờ bị thiệt hại nặng nề. Từ cơn bão Linda năm 1999, bà con mới thấy một đợt sóng cao bất thường như ngày 3 tháng 8 vừa qua. Theo các chuyên gia khí tượng, đây là tác động của hiện tượng nước biển dâng do băng tan trên toàn cầu trong năm 2019.

Theo các chuyên gia khí tượng, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trũng thấp, lại đang bị sụt lún. Hiện tượng nước biển dâng cao sẽ gây tác động lớn đến các tỉnh ven biển. Ngay từ bây giờ, các địa phương phải nhanh chóng lên phương án ứng phó, tránh bị động trong trường hợp xảy ra nước biển dâng cao, gây sóng lớn như những ngày qua./.

Nam Bộ đối mặt nhiều loại hình thiên tai Nam Bộ đối mặt nhiều loại hình thiên tai

VTV.vn - Đối mặt nhiều loại hình thiên tai, chính quyền và người dân các địa phương ĐBSCL cần chủ động phương án phòng chống, ứng phó để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.