CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm

VTV News/VGP/TTXVN-Chủ nhật, ngày 25/09/2022 23:05 GMT+7

VTV.vn - Noru - một trong những cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua đang tiến vào Biển Đông, đe dọa nhiều tỉnh, thành ở khu vực miền Trung.

Trước diễn biến của cơn bão Noru, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Trung ương về phòng, chống thiên tai liên tiếp ban hành văn bản hỏa tốc chỉ đạo ứng phó cơn bão nguy hiểm này. Các bản tin bão cũng liên tục được cơ quan khí tượng thủy văn cập nhật. Nhiều hoạt động phòng chống bão, ngăn ngừa thiệt hại mà bão có thể gây ra đang được các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị... tích cực triển khai.

BÃO SỐ 4 TĂNG THÊM 1 CẤP, DỰ BÁO CÒN MẠNH THÊM

5HOK

Bão số 4 sáng nay đã tăng 1 cấp so với hôm qua lên cấp 14, giật cấp 16. Dự báo sẽ còn khả năng mạnh thêm lên cấp 14-15, giật cấp 17 trong trưa và chiều nay. Lúc 4h chiều nay, tâm bão cách Quảng Ngãi 240km về phía Đông. Đến sáng sớm mai, bão nằm ngay trên vùng ven biển khu vực Quảng Trị đến Bình Định với cường độ cấp 14 giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên biển trong vòng 24h tới là từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 116,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm này đều có nguy cơ chịu tác của gió mạnh và sóng lớn. Theo thông tin từ Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, hiện còn 18 tàu đang thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

Dự báo từ tối và đêm nay, ở đất liền bắt đầu chịu tác động của gió bão, thời gian nguy hiểm nhất của gió mạnh là từ đêm nay đến sáng mai.

Trong đó, ven biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15; các khu vực sâu hơn trong đất liền gió cấp 8-9, giật cấp 12-13. Ven biển Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai gió cấp 6, sau tăng lên cấp 7-9, giật tới cấp 9-11. Sức gió này có thể gây đổ cây cối, cột điện, hư hại nặng về nhà cửa.

VTV News tiếp tục cập nhật...

TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 4) - cập nhật 2h ngày 27/9/2022.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 3.

Đường đi mới nhất của bão Noru - cập nhật 02h ngày 27/9.

Hồi 1 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 1 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 160km, cách Quảng Nam khoảng 120km, cách Quảng Ngãi khoảng 110km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 116,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền Trung Trung Bộ sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 29/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Thái Lan-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Tây Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây Bắc khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao 9-11m, biển động dữ dội. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.

Từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.

Từ chiều tối và đêm 27/9, vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có gió mạnh cấp 12-13, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 16; sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi nước dâng do bão cao 1,0-1,5m; mực nước tổng cộng (nước dâng bão kết hợp với thủy triều) cao 2,0-2,5m, nguy cơ cao ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông do nước dâng do bão và sóng lớn.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13; khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo mưa lớn: từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt, có nơi trên 450mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ.

Cấp độ rủi ro thiên tai:

- Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: cấp 4

- Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: cấp 3.

VTV News tiếp tục cập nhật...

CẬP NHẬT VỊ TRÍ TÂM BÃO lúc 0h00 ngày 27/9:

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 4.

Vị trí tâm bão: khoảng 15.9 độ Vĩ Bắc; 113.9 độ Kinh Đông.

Sức gió mạnh nhất: cấp 13 (134 - 149km/h), giật cấp 16.

Dự báo: trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 25 - 30km/h.

ĐƯỜNG SẮT TẠM DỪNG CHẠY TÀU KHÁCH BẮC NAM
277301743_3309311869290127_1474245495090627650_n

Tàu Bắc Nam. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Từ hôm nay (27/9), đường sắt tạm dừng đôi tàu khách Thống Nhất SE5 xuất phát tại ga Hà Nội và SE6 xuất phát ga Sài Gòn để đảm bảo an toàn chạy tàu do ảnh hưởng bão số 4.

Ngày 30/9, tàu SP1 Hà Nội đi Lào Cai cũng tạm dừng chạy. Hành khách đi tàu SP1 được điều chuyển sang tàu SP3 xuất phát đi Lào Cai cùng ngày. Hành khách có vé đi tàu trong ngày tàu dừng chạy liên hệ trực tiếp nhà ga để được trả vé không mất phí.

Ngoài ra, đường sắt dừng chạy đôi tàu SE35/SE36 giữa Hà Nội - Vinh từ ngày 2/10 tới.

Trước đó, ứng phó với bão Noru, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu các đơn vị chủ động tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực ứng trực sẵn sàng khắc phục hậu quả do mưa, bão, lũ gây ra và đảm bảo giao thông thông suốt, phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình. Trong đó, cần đặc biệt chú ý các công trình ở khu vực hay có lũ đột xuất.

ĐÓNG CỬA 5 SÂN BAY DO ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO SỐ 4

sanbay-bgt-16642132720782053511002

Các chuyến bay đến và đi 5 sân bay Chu Lai, Đà Nẵng, Phú Bài, Phù Cát, Pleiku trong thời gian ảnh hưởng của bão sẽ tạm ngừng. Ảnh: Báo Giao thông

Các sân bay Chu Lai, Đà Nẵng, Phú Bài, Phú Cát và Pleiku sẽ phải tạm đóng cửa, ngưng nhận máy bay trong 2 ngày 27/9 và 28/9 do ảnh hưởng của bão số 4.

Một số chuyến bay đến các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắk Lắk cũng dự kiến phải điều chỉnh thời gian khai thác do ảnh hưởng của bão số 4.

Theo báo Giao thông, sân bay Chu Lai (Quảng Nam) tạm ngừng tiếp nhận tàu bay trong thời gian từ 7h sáng 27/9 đến 6h59 ngày 28/9.

Các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài (Thừa Thiên Huế), Phù Cát (Quy Nhơn, Bình Định), Pleiku (Gia Lai) sẽ tạm ngừng tiếp nhận tàu bay từ 12h ngày 27/9 đến 11h59 ngày 28/9/2022.

Các chuyến bay đến và đi các sân bay trên trong thời gian ảnh hưởng của bão vì thế sẽ tạm ngừng.

Ngoài ra, các chuyến bay đến và đi các sân bay Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Tuy Hòa (Phú Yên), Liên Khương (Đà Lạt, Lâm Đồng), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cũng dự kiến phải điều chỉnh thời gian khai thác do ảnh hưởng của bão.

Một số chuyến bay khác chịu ảnh hưởng dây chuyền. Hành khách trên các chuyến bay chịu ảnh hưởng được hỗ trợ theo chính sách dịch vụ của hãng.

Trước đó, để chủ động ứng phó với cơn bão số 4, đảm bảo an toàn hoạt động bay, người và tài sản tại các cảng hàng không, sân bay, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến khai thác bay, Cục Hàng không Việt Nam đã có công điện yêu cầu ứng trực 24/24h; thực hiện nghiêm quy trình ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới trong hoạt động hàng không dân dụng.

Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam được yêu cầu chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không tăng cường công tác đảm bảo chất lượng thông tin khí tượng, liên tục theo dõi tình hình thời tiết trong khu vực trách nhiệm, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo tới người dùng.

Các cảng hàng không, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Noru để điều chỉnh kế hoạch bay tại một số địa phương có ảnh hưởng trực tiếp của bão và đảm bảo an toàn tuyệt đối hoạt động bay.

Các đơn vị cũng cần chủ động phòng chống, rà soát, thống kê các trang thiết bị chằng néo, neo đậu tàu bay tại cảng hàng không, đảm bảo công tác bay an toàn trong mọi tình huống và có biện pháp bảo vệ công trình nhà ga, kho hàng... nhằm hạn chế thiệt hại do bão gây ra.

Ngoài ra, các đơn vị cần cập nhật đầy đủ thông tin khí tượng từ các cơ sở khí tượng hàng không liên quan, căn cứ tình hình thực tế để triển khai các hành động ứng phó cần thiết, giảm thiểu tác động đến khai thác, đảm bảo an toàn hoạt động bay, bảo vệ người và tài sản của đơn vị trước thiên tai.


DIỄN BIẾN MỚI NHẤT CỦA BÃO SỐ 4 - cập nhật 23h ngày 26/9/2022.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 9.

Đường đi mới nhất của bão Noru - cập nhật 23h ngày 26/9.

Hồi 22 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 114,9 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 360km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 22 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 210km, cách Quảng Nam khoảng 160km, cách Quảng Ngãi khoảng 150km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền Trung Trung Bộ sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 28/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao 9-11m, biển động dữ dội. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.

Từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.

Từ chiều tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi nước dâng do bão cao 1,0-1,5m; mực nước tổng cộng (nước dâng bão kết hợp với thủy triều) cao 2,0-2,5m, nguy cơ cao ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông do nước dâng do bão và sóng lớn.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13; khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo mưa lớn: từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ.

Cấp độ rủi ro thiên tai:

- Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: cấp 4

- Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: cấp 3.

Bản tin tiếp theo phát lúc 02h00 ngày 27/9. VTV News tiếp tục cập nhật...

CẢNH BÁO RỦI RO THIÊN TAI CẤP ĐỘ 4 - BÃO NORU NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, khi bão số 4 đổ bộ, có 5 tỉnh ở miền Trung chịu rủi ro thiên tai cấp độ 4. Đó là: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Theo các chuyên gia, đây là cấp độ rất nguy hiểm. Chiếu theo thang bảng phân chia 5 cấp độ rủi ro thiên tai, sẽ thấy khả năng tàn phá mà bão Noru có thể gây ra như sau:

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 10.

Bảng phân chia rủi ro thiên tai theo 5 cấp độ.

BỘ Y TẾ CHỈ ĐẠO SƠ TÁN CÁC ĐƠN VỊ CẤP CỨU, HỒI SỨC, NGƯỜI BỆNH NẶNG THỞ MÁY, CHẠY THẬN... TRONG VÙNG BÃO.

Chiều 26/9, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn về việc triển khai hỗ trợ công tác khám chữa bệnh, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Trong công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh yêu cầu các đơn vị tại địa bàn chịu ảnh hưởng của bão lũ (các tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận) khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế, cụ thể là: di chuyển, sơ tán các đơn vị cấp cứu, hồi sức tích cực, người bệnh nặng cần thở máy, chạy thận... ; vận chuyển di dời các máy móc, thiết bị y tế cấp cứu, hồi sức, hồ sơ bệnh án... đến khu vực cao, tránh bị ngập lụt; bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ; bảo đảm nguồn điện nước dự phòng, bảo đảm thông suốt về thông tin liên lạc với các đơn vị hỗ trợ và cơ quan quản lý trực tiếp.

Các đơn vị tại các địa bàn không bị ảnh hưởng của bão lũ, đặc biệt là bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế trên địa bản Hà Nội, TP. Hồ Chi Minh (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh... ) chuẩn bị phương án tham gia hỗ trợ. Cụ thể như sau:

- Nhân lực: cử 20-30 người, thành phần gồm các bác sĩ, điều dưỡng/kỹ thuật viên chuyên ngành cấp cứu, hồi sức tích cực, ngoại, chấn thương, kiểm soát nhiễm khuẩn...

- Chuẩn bị cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cấp cứu, hồi sức tích cực, ngoại chấn thương và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân sau bão lũ.

- Sẵn sàng đến hỗ trợ cho các đơn vị tại miền Trung khôi phục hoạt động khám chữa bệnh khi được lệnh điều động từ Ban Chỉ huy Bộ Y tế.

VÙNG GIÓ GIẬT CẤP 12 TRỞ LÊN CÓ BÁN KÍNH KHOẢNG 100KM TÍNH TỪ TÂM BÃO - cập nhật 20h ngày 26/9/2022.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 12.

Đường đi của bão số 4 - cập nhật 20h ngày 26/9.

Hồi 19 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 115,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 440km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 260km, cách Quảng Nam khoảng 210km, cách Quảng Ngãi khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền Trung Trung Bộ, sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 28/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 8.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Bão số 4 mạnh cấp 12-13 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 440km - Ảnh 1.

Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m, biển động dữ dội. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.

Từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.

Từ chiều tối và đêm 27/9, vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13; khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo mưa lớn: từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ.

Cấp độ rủi ro thiên tai:

- Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4

- Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: Cấp 3.

Bản tin tiếp theo phát lúc 23h00 ngày 26/9. VTV News tiếp tục cập nhật...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO TIỀN PHƯƠNG ỨNG PHÓ BÃO SỐ 4

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 13.
CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 14.

TIN NHANH TRỰC BAN ỨNG PHÓ BÃO SỐ 4 (cập nhật 17h30 ngày 26/9)

I. Tình hình tàu thuyền, nuôi trồng thủy sản:

1. Tình hình tàu thuyền:

- Đã thông báo hướng dẫn cho 57.840 phương tiện/ 299.678 người biết diễn biến và hướng đi của bão để chủ động di chuyển, thoát khỏi vực nguy hiểm.

- Còn 51 tàu/437 người đang trong vùng nguy hiểm (Đà Nẵng 1 tàu/12 người; Quảng Nam 14 tàu/162 người; Quảng Ngãi 17 tàu/130 người; Bình Định 19 tàu/133 người. Các tàu đang di chuyển thoát khỏi vùng nguy hiểm.

- Cấm biển: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên đã tổ chức cấm biển. Riêng Khánh Hòa dự kiến cấm biển vào 14h ngày 27/9.

2. Lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản:

- Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Định có 2.490 lồng bè, chòi canh và 13.887 ha nuôi trồng thủy sản. Các tỉnh đang tổ chức gia cố.

II. Nông nghiệp:

Tổng diện tích lúa chưa thu hoạch của các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận: 112.000 ha (trong đó có 25.000 ha đến kỳ thu hoạch).

III. Công tác chỉ đạo ứng phó:

1. Trung ương:

Ngày 26/9, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng – Phó Trưởng ban Thường trực Lê Minh Hoan đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.

2. Địa phương:

- 16/16 tỉnh/thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và Gia Lai, Kon Tum đã có công điện và văn bản chỉ đạo ứng phó với bão, mưa lũ.

- Các tỉnh Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã có kế hoạch cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/9.

- Các tỉnh đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác ứng phó với bão tại các địa phương, kêu gọi tàu thuyền và rà soát phương án sơ tán dân.

SÁNG MAI (27/9), BÃO QUÉT QUA CÁC HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ, CÙ LAO CHÀM, LÝ SƠN; BIỂN ĐỘNG DỮ DỘI - cập nhật lúc 17h ngày 26/9/2022.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 16.

Đường đi của bão theo tin phát lúc 17h ngày 26/9.

Hồi 16 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km có xu hướng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 320km, cách Quảng Nam khoảng 270km, cách Quảng Ngãi khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 118,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km đi vào đất liền Trung Trung Bộ, sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m, biển động dữ dội. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.

Từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.

Từ chiều tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13.

Khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo mưa lớn: từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Đồng Bằng Bắc Bộ.

Cấp độ rủi ro thiên tai:

- Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4

- Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: Cấp 3.

Bản tin tiếp theo phát lúc 20h00 ngày 26/9. VTV News tiếp tục cập nhật...

BÃO NORU CÓ THỂ GÂY THIỆT HẠI NẶNG NỀ VỀ TÀI SẢN, CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG

Bão Noru là một cơn bão rất mạnh, dự báo là một trong những cơn mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Cường độ bão còn có thể thay đổi khi đi vào Biển Đông và áp sát bờ. Vì vậy, chính quyền các địa phương và người dân cần theo dõi, cập nhật thường xuyên bản tin dự báo để có giải pháp ứng phó tốt nhất.

anhkhiem-1664162411800862277621

Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm. Ảnh: VGP

Trả lời phỏng vấn Báo điện tử Chính phủ, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, cơn bão này được đánh giá là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua. Cấp độ rủi ro thiên tai dự báo tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là cấp 4; tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai là cấp 3.

Theo ông Khiêm, cấp độ rủi ro thiên tai CẤP 4 đối với bão, đồng nghĩa là bão có khả năng gây thiệt hại lớn về người, vật nuôi; thiệt hại nặng nề về tài sản, công trình hạ tầng, gây đình trệ các hoạt động kinh tế-xã hội khác; mất mát lớn về tài chính; môi trường bị phá hủy, để lại hậu quả lâu dài, khó có khả năng hồi phục.

Mặc dù các dự báo về quỹ đạo của bão Noru tương đối thống nhất giữa các cơ quan dự báo quốc tế cũng như Việt Nam, nhưng diễn biến cường độ còn khá phức tạp, có sự khác biệt nhất định. Dự báo cường độ bão còn có thể thay đổi khi đi vào giữa Biển Đông và áp sát bờ. Vì vậy, bà con cần theo dõi, cập nhật thường xuyên bản tin dự báo để có giải pháp ứng phó tốt nhất.

noru-16641634556092023553313

Bão Noru gây thiệt hại khi đi qua đảo Luzon, Philippines - Ảnh: Inquirer

Để ứng phó với bão Noru, chính quyền các địa phương và người dân cần nâng cao tình thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là bởi bão sẽ có diễn biến phức tạp. Chính quyền có các hình thức tuyên truyền nhanh, kịp thời về thông tin bão; người dân tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của chính quyền địa phương về ứng phó với bão để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Đồng thời, khẩn trương rà soát, kêu gọi tàu thuyền, ngư dân nằm trong vùng nguy hiểm tìm nơi tránh trú; kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm; bảo đảm an toàn hồ đập, lồng bè nuôi trồng thủy sản; ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt sau bão…

TỪ CHIỀU TỐI 27/9, BÃO SỐ 4 ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẤT LIỀN NƯỚC TA

Nhận định về bão số 4, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hiện bão di chuyển chủ yếu hướng Tây, với tốc độ từ 20-25km/h. Theo ông Hưởng, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

ong-16641516690411258068370-crop-16641516862291880024592

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km có xu hướng mạnh thêm. Đến 13h ngày 27/9, vị trí tâm bão ở ngay trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Nhận định về diễn biến bão trong thời gian tới (từ 13h ngày 27 đến 13h ngày 28/9), ông Hưởng cho hay, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km đi vào đất liền Trung Trung Bộ. Đến 13 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở trên khu vực đất liền Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 13.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4.

Vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11. Vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m; biển động dữ dội.

Khu vực phía Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.

Từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16, sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.

"Từ chiều tối và đêm 27/9, vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên- Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão", ông Hưởng lưu ý.

Trên đất liền, từ đêm 27/9, khu vực ven biển từ Quảng Bình trở vào đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Ven biển khu vực Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ đêm 27/9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15. Các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13. Khu vực Kon Tum, Gia Lai từ sáng sớm ngày 28/9 có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt.

Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Đồng Bằng Bắc Bộ. Cấp độ rủi ro thiên tai tại Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định cấp 4; tại các tỉnh Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai cấp 3.

"Các khu vực ảnh hưởng bởi mưa lớn do bão đề phòng đến khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ", ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh.

TỪ SÁNG MAI 27/9, VÙNG BIỂN TỪ QUẢNG BÌNH - NINH THUẬN CÓ GIÓ MẠNH CẤP 8-9, SAU TĂNG LÊN CẤP 10-11 - cập nhật lúc 14h ngày 26/9/2022.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 22.

Dự báo đường đi của bão theo tin phát lúc 14h ngày 26/9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.

Hồi 13 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 117,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km có xu hướng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 109,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km đi vào đất liền Trung Trung Bộ. Đến 13 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên khu vực đất liền Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 13.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11; vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m; biển động dữ dội. Khu vực phía Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.

Từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16, sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội. Từ chiều tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ đêm 27/9, khu vực ven biển từ Quảng Bình trở vào đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10; ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ đêm 27/9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15; các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13; khu vực Kon Tum, Gia Lai từ sáng sớm ngày 28/9 có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo mưa lớn: từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Đồng Bằng Bắc Bộ.

Cấp độ rủi ro thiên tai:

- Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4

- Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: Cấp 3.

Bản tin tiếp theo phát lúc 17h00 ngày 26/9. VTV News tiếp tục cập nhật...

KHẨN!!!!!! Còn 177 tàu cá/1.398 ngư dân đang hoạt động trong vùng nguy hiểm

Sáng 26/9, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản hỏa tốc số 76/QGPCTT gửi Chủ tịch UBND - Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về việc đảm bảo an toàn ngư dân và tàu cá hoạt động trong vùng nguy hiểm.

Văn bản nêu rõ, bão số 4 (bão NORU) đang hoạt động trên khu vực biển Đông. Đây là cơn bão rất mạnh (cường độ cấp 13-14, giật cấp 16), di chuyển nhanh và đổ bộ vào đất liền nước ta trong ngày 28/9/2022.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đến 6h00 ngày 26/9/2022, hiện có 177 tàu cá/1.398 ngư dân đang hoạt động trong vùng nguy hiểm của bão số 4.

Trong đó: Đà Nẵng 07 tàu/45 ngư dân; Quảng Nam: 18 tàu/213 ngư dân; Quảng Ngãi 87 tàu/684 ngư dân; Bình Định 65 tàu/456 ngư dân.

19849573b7f1b0c93bb56945b534b3b51df702c-16641732381161138869546

Còn 177/ 1.398 ngư dân đang hoạt động trong vùng nguy hiểm của bão số 4. Ảnh: VGP

Để đảm bảo an toàn tàu thuyền, không để xảy ra thiệt hại trên biển, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND – Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương bằng mọi biện pháp thông báo, kêu gọi, hướng dẫn các tàu cá nêu trên di chuyển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão hoặc về nơi tránh trú an toàn.

Báo cáo công tác triển khai và kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo trước 6h30 và 17h00 hàng ngày để tổng hợp, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban.


TÂM BÃO SỐ 4 CÒN CÁCH QUẦN ĐẢO HOÀNG SA KHOẢNG 650KM VỀ PHÍA ĐÔNG - cập nhật lúc 11h ngày 26/9/2022.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 25.

Dự báo đường đi của bão trong bản tin phát lúc 11h ngày 26/9/2022.

Hồi 10 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 118,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 650km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 210km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km có xu hướng mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, trên khu vực đất liền Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/giờ), giật cấp 14.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11; vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m; biển động dữ dội.

Từ trưa 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16, sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội. Từ tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ gần sáng ngày 28/9, khu vực ven biển từ Quảng Bình trở vào đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10; ven biển khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ sáng sớm ngày 28/9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9; giật cấp 12-13; khu vực Kon Tum, Gia Lai ngày 28/9 có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo mưa lớn: từ chiều 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Đồng Bằng Bắc Bộ.

Cấp độ rủi ro thiên tai:

- Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4.

- Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: Cấp 3.

Bản tin tiếp theo phát lúc 14h00 ngày 26/9. VTV News tiếp tục cập nhật...

CẬP NHẬT DIỄN BIẾN BÃO SỐ 4 lúc 9h20 ngày 26/9/2022.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 26.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH: TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHỦ QUAN VỚI BÃO SỐ 4

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 27.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo về công tác phòng chống bão ngay trước giờ khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: TTXVN

Sáng nay, trước khi bước vào Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục có những chỉ đạo về công tác ứng phó với cơn bão số 4.

Thủ tướng nhấn mạnh đây là cơn bão rất mạnh, dự báo sức gió cấp 13-14, giật cấp 16 và sẽ đổ bộ trực tiếp vào đất liền ở khu vực miền Trung. Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các tỉnh, thành miền Trung tập trung, dành ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống lụt bão, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, theo dõi sát diễn biến của cơn bão, triển khai nghiêm các công điện, chỉ đạo phòng, chống bão của Trung ương.

Thủ tướng cũng cho biết đã gọi điện cho lãnh đạo một số tỉnh, thành phố khu vực ở miền Trung để nắm tình hình và chỉ đạo phòng, chống bão, được biết tại các địa phương vẫn trời quang, mây tạnh. Do đó, người dân rất dễ nhầm lẫn về mức độ của bão, trong khi theo kinh nghiệm trước khi bão đổ bộ, trời quang, mây tạnh lại thường là bão lớn.

Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm như: rà soát kỹ, kêu gọi bằng được tàu thuyền, ngư dân vào nơi neo đậu an toàn, không ra khơi đánh bắt hải sản trong vài ngày tới. Kiểm tra kỹ, có phương án bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, an toàn đê điều, hồ đập, lồng bè thuỷ hải sản...

Thủ tướng cũng lưu ý sau bão thường có mưa lớn nên phải đặc biệt chú ý đề phòng sạt lở đất, lũ quét, có phương án di dời người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm; yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống bão. Tối qua, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan có mặt tại miền Trung để trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 4.

Thủ tướng nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu, phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa để bảo đảm an toàn, tính mạng và tài sản của người dân, của Nhà nước trong bối cảnh thời tiết, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến cực đoan, bất thường, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

DỰ BÁO MỚI NHẤT: 7h NGÀY 28/9: BÃO ĐỔ BỘ CÁC TỈNH TỪ QUẢNG TRỊ - QUẢNG NGÃI - cập nhật lúc 8h ngày 26/9/2022.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 28.

Dự báo đường đi của bão trong bản tin phát lúc 8h ngày 26/9/2022.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 118,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 210km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km có xu hướng mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 111,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Đến 7 giờ ngày 29/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 104,1 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11; vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m; biển động dữ dội.

Từ trưa 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội. Từ tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ gần sáng ngày 28/9, khu vực ven biển từ Quảng Trị trở vào đến Ninh Thuận có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10; ven biển khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ sáng sớm ngày 28/9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9; giật cấp 12-13; khu vực Kon Tum, Gia Lai ngày 28/9 có gió mạnh dần lên 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo mưa lớn: từ chiều 27/9 đến ngày 28/9 ở khu vực Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to đến rất to và dông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm. Từ 28-30/9 mưa có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ.

Cấp độ rủi ro thiên tai:

- Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4

- Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: Cấp 3.

Bản tin tiếp theo phát lúc 11h00 ngày 26/9. VTV News tiếp tục cập nhật...

"BÃO SỐ 4 CÓ SỨC PHÁ HOẠI CỰC KỲ LỚN" - Phỏng vấn nhanh ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 29.

PV: Chào ông, ông có đánh giá như thế nào về sức mạnh và diễn biến cơn bão số 4 này?

Ông Nguyễn Văn Hưởng: Đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là một trong những cơn mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ (tương đương cơn bão số 6-Xangsane 9/2006, bão số 9-Ketsana 10/2009 và bão số 9-Molave 10/2020).Trước khi đổ bộ Philippines, bão đạt cấp 15-16, giật trên cấp 17. Khi di chuyển trên đất liền Philippines, bão đã suy yếu khoảng 2-3 cấp do ma sát với địa hình. Nhưng vào Biển Đông, bão được dự báo sẽ có quá trình mạnh trở lại, đạt cường độ mạnh nhất khi đi qua vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cường độ có thể đạt cấp 13-14; giật trên cấp 16.Khi vào vùng biển gần bờ, cường độ bão duy trì ở khoảng cấp 12-13, giật cấp 15; khi ảnh hưởng đến đất liền ở khoảng cấp 11-12, giật cấp 14.

PV: Bão số 4 mạnh như vậy thì mức độ nguy hiểm với tàu thuyền trên biển sẽ ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hưởng: Trên Biển Đông, bão có cường độ cấp 13-14, cấp gió này có sức phá hoại cực kỳ lớn, đánh đắm toàn bộ các tàu thuyền, bao gồm cả các tàu trọng tải lớn như tàu chở hàng. Tốc độ di chuyển của bão là 25-30km/h, nhanh hơn tốc độ của tàu thuyền. Vì vậy, các tàu thuyền, tùy thuộc vào vị trí hiện tại của tàu và hướng di chuyển của cơn bão, phải khẩn trương di chuyển, nhanh chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Đi lên phía Bắc hoặc xuống phía Nam, không đi về bờ cùng hướng của cơn bão.

PV: Trên đất liền, bão sẽ gây ra những tác động nào?

Ông Nguyễn Văn Hưởng: Trước hết, Việt Nam và các trung tâm dự báo bão quốc tế như Nhật Bản, Hong Kong, Mỹ, Trung Quốc đều có chung nhận định về hướng di chuyển của bão. Tức là sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Thừa Thiên Huế - Bình Định từ khoảng đêm 27/9 sang ngày 28/9.

Tuy nhiên, các dự báo về cường độ bão khi di chuyển trên Biển Đông cũng như khi tiếp cận vùng biển ven bờ Việt Nam của các Trung tâm dự báo trong nước và quốc tế lại rất khác nhau. Cao nhất là Mỹ dự báo cường độ lên tới cấp 17, còn thấp nhất là Nhật Bản cường độ dự báo cũng lên tới cấp 13, Hong Kong cấp 14, Trung Quốc cấp 15.

Còn Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định, cường độ của bão khi ảnh hưởng ở vùng ven biển miền Trung sẽ ở cấp 12-13, giật cấp 15; tương đương với cơn bão Xangsane năm 2006 và Kesana năm 2009, những cơn bão rất mạnh cũng đổ bộ vào miền Trung gây thiệt hại lớn về người và của.

Sức tàn phá của gió mạnh cấp 12-13, giật cấp 15 là rất lớn. Các tàu thuyền đã neo đậu tại các âu thuyền vẫn có thể chịu sự va đập dẫn đến vỡ, thủng. Các nhà cấp 4, nhà ngói hoàn toàn có thể đổ sập. Khu vực sẽ chịu ảnh hưởng của gió mạnh là từ Quảng Trị đến Phú Yên và Kon Tum.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 30.

- Tác động về nước biển dâng: Khu vực Bắc Biển Đông: sóng biển cao 5-7m, vùng gần tâm bão 8-10m. Khu vực Trung Bộ: vùng biển ngoài khơi sóng biển cao 4-6m, gần tâm bão sóng biển cao 6-8m; vùng biển ven bờ sóng biển cao 4-6m. Nước dâng: Khu vực ven biển Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi nước dâng 0,8-1,2m.

- Tác động về mưa lớn, lũ: Hiện tại chúng tôi đang chia làm một số kịch bản, đó là kịch bản mưa 200mm, mưa 300mm, mưa trên 400mm. Với kịch bản mưa trên 400mm, đỉnh lũ trên các sông ở khu vực Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên phổ biến ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3. Riêng sông Hương tại Huế lên mức BĐ2 và trên BĐ2. Ngập lụt diện rộng tại các tỉnh Trung Trung Bộ và khu vực Bắc Tây Nguyên. Với kịch bản mưa lớn phổ biến trên 400mm, sẽ có khoảng trên 60 huyện và khu đô thị có nguy cơ ngập lụt.

TIN BÃO KHẨN CẤP (CƠN BÃO SỐ 4) - Cập nhật lúc 5h ngày 26/9/2022.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 31.

Dự báo đường đi mới nhất của bão số 4 sau khi vào biển Đông (cập nhật 5h ngày 26/9)

Sáng sớm nay (26/9), bão Noru đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin), đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 năm 2022. 

Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 119,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin), cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 810km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông. 

Đến 4 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 114,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 111,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 4 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, cách đất liền Đà Nẵng-Bình Định khoảng 170km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17. Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 12,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4 giờ ngày 29/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 105,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h, suy yếu và tan dần.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: Vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11; vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Từ trưa 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội. 

Từ tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ gần sáng ngày 28/9, khu vực ven biển từ Quảng Trị trở vào đến Ninh Thuận có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10; ven biển khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ sáng sớm ngày 28/9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9; giật cấp 12-13; khu vực Kon Tum, Gia Lai ngày 28/9 có gió mạnh dần lên 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo mưa lớn: Từ chiều 27/9 đến ngày 28/9 ở khu vực từ Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to, đến rất to, dông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm. Từ 28-30/9 mưa có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ.

Cấp độ rủi ro thiên tai:

- Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4. 

- Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: Cấp 3.

Bản tin tiếp theo phát lúc 8h00 ngày 26/9, VTV News tiếp tục cập nhật...

TIN THỜI TIẾT NGUY HIỂM TRÊN BIỂN

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 32.

Hiện nay (26/9), ở vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, vùng biển phía Tây của khu vực Bắc và giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông có mưa rào và dông; vùng biển phía Đông của khu vực Bắc và giữa Biển Đông có mưa bão.

Dự báo: ngày và đêm 26/9, khu vực Bắc và giữa Biển Đông có mưa bão; khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Khu vực Bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 6-8m, vùng gần tâm bão sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội. Từ trưa chiều ngày 26/9, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió tây nam mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 3,0-5,0m; biển động.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông: Cấp 3.

TIN BÃO GẦN BIỂN ĐÔNG (BÃO NORU) - Cập nhật lúc 2h ngày 26/9/2022.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 33.

Dự báo đường đi của bão số 4 (cập nhật 2h ngày 26/9)

Hồi 01 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 120,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 15.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông. Đến 01 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh lên. Đến 01 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền Đà Nẵng-Bình Định khoảng 170km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 118,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 29/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.

Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 6-8m, vùng gần tâm bão sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h, suy yếu và tan dần.

Bản tin tiếp theo phát lúc 05h00 ngày 26/9. VTV News liên tục cập nhật...

TIN CẢNH BÁO SÓNG BIỂN 24 GIỜ TỚI

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 34.
CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 35.

TIN BÃO GẦN BIỂN ĐÔNG (BÃO NORU) - Cập nhật lúc 23h ngày 25/9/2022.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 36.

Dự báo đường đi của bão số 4 (cập nhật 23h ngày 25/9)

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Hồi 22 giờ ngày 25/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 121,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 15.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông. Đến 22 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 410km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh lên. Đến 22 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền Đà Nẵng-Bình Định khoảng 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 119,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 28/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/giờ), giật cấp 9.

Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 6-8m, vùng gần tâm bão sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h, suy yếu và tan dần.

Bản tin tiếp theo phát lúc 2h00 ngày 26/9. VTV News tiếp tục cập nhật...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CHỈ ĐẠO KHẨN CẤP ỨNG PHÓ BÃO NORU

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan và các địa phương liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 (bão NORU).

Công điện nêu rõ: Cơn bão có tên quốc tế Noru đang tiến vào Biển Đông (và sẽ trở thành cơn bão số 4 hoạt động trên Biển Đông từ đầu năm 2022), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật cấp 17.

Đây là cơn bão có cường độ rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, dự báo từ ngày 26/9 bão gây gió mạnh, sóng lớn trên vùng biển giữa và bắc Biển Đông.

Chiều tối ngày 27/9 bão NORU sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển và đổ bộ vào đất liền khu vực Trung Bộ, trọng tâm là từ Quảng Trị đến Bình Thuận, gây mưa lớn tập trung ở Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên.

Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ" với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ sau bão, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động ứng phó phù hợp.

Thứ hai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đình hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão, lũ; Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ;

Phân công lãnh đạo, triển khai lực lượng xuống các địa bàn trọng điểm để trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở;

Căn cứ diễn biến và dự báo bão, ban hành Lệnh cấm biển, cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn;

Khẩn trương rà soát, kiểm đếm, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển và tại nơi tránh trú (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch);

Rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ảnh hưởng của sóng lớn, ngập sâu, sạt lở, trên tàu thuyền tại nơi neo đậu, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, khu dân cư có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét,…;

Chỉ đạo, hướng dẫn việc chằng chống bảo đảm an toàn nhà cửa, trụ sở, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

Kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là trước và trong khi bão đổ bộ và mưa lũ…

cand-16641172295001680249456

Kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão. Ảnh: VGP

Thứ ba, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với địa phương chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, tàu thuyền, hoạt động thủy sản, hệ thống điện, bảo đảm an toàn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…

Thứ tư, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho tàu thuyền vận tải hoạt động trên biển, vùng cửa sông, trên sông, đặc biệt lưu ý những khu vực đã từng xảy ra các sự cố tàu vận tải khi có bão, lũ; phối hợp với Bộ Công an và các địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là trên các tuyến cao tốc, các trục giao thông chính.

Thứ năm, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hệ thống hạ tầng thông tin, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với bão, lũ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai trong mọi tình huống.

Thứ sáu, các Bộ: Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành khác có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó với bão số 4 và mưa lũ do bão, đặc biệt lưu ý công tác bảo đảm an toàn cho học sinh, khách du lịch khi xảy ra bão, lũ.

Thứ bảy, Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan theo dõi sát tình hình, chủ động liên hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho người dân và tàu thuyền của Việt Nam vào trú tránh bão khi có yêu cầu của địa phương.

Thứ tám, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo Quân khu 4, Quân khu 5 và các đơn vị đóng trên địa bàn rà soát phương án, chủ động triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, sẵn sàng sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Thứ chín, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tiếp tục theo dõi, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến bão, mưa lũ, công tác chỉ đạo ứng phó của các cấp các ngành để Nhân dân biết, chủ động phòng, chống.

Thứ mười, giao Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức trực ban, nắm chắc tình hình, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, địa phương triển khai công tác ứng phó cụ thể sát với diễn biến của bão, mưa lũ, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

DỪNG CÁC CUỘC HỌP KHÔNG THẬT SỰ CẤP BÁCH ĐỂ CHỐNG BÃO NORU 

Chiều 25/9, chủ trì họp triển khai công tác ứng phó với Noru- siêu bão có thể đổ bộ vào nước ta trong những ngày tới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ tuyệt đối không chủ quan. Dừng các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão, lũ.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 40.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì họp triển khai công tác ứng phó với cơn bão Noru - Ảnh VGP/Đức Tuân

Báo cáo tại cuộc họp, ông Phạm Đức Luận, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết trước diễn biến phức tạp của bão, các địa phương từ Nghệ An đến Bình Định đã tổ chức kêu gọi, kiểm đếm và hướng dẫn cho hơn 57.800 tàu thuyền với hơn 300.000 lao động.

Hiện, còn trên 739 tàu với gần 7.500 người còn hoạt động trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông. Đáng lưu ý, trong 24h tới, hệ thống giám sát tàu cá cho thấy cần phải kêu gọi 127 tàu trong vùng nguy hiểm.

"Các địa phương cần đặc biệt lưu ý thông tin cho các tàu tránh trú kịp thời, tránh tình trạng bão có thể đuổi kịp khi các tàu vẫn đang di chuyển trên biển"...

- Ông Phạm Đức Luận, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai

Đến trưa 25/9, các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận rà soát phương án sơ tán dân với tổng số gần 214.000 hộ, tương đương trên 868.000 người. Trong đó, các địa phương trọng tâm dự kiến bão đổ bộ từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi sẵn sàng phương án sơ tán trên 93.000 hộ với khoảng 369.000 người, tùy theo diễn biến của bão.

Thông tin tại cuộc họp, ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhận định bão Noru đang hoạt động ở vùng biển Philippines với sức gió mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 42.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nghe báo cáo về tình hình ứng phó bão Noru - Ảnh VGP/Đức Tuân

Hiện, các dự báo quốc tế có sự thống nhất về quỹ đạo nhưng khác biệt về cường độ của bão sau khi vào Biển Đông.

Dù vậy, các mô hình dự báo thống nhất thời gian các khu vực trên chịu ảnh hưởng của bão vào khoảng chiều tối và đêm 27/9.

"Trước mắt, chúng tôi nhận định bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây. Khoảng đêm 25/9, hình thái này vào Biển Đông và từ chiều đến đêm 27/9, bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta", ông Thái nói.

Về cường độ, cơ quan khí tượng nhận định trước khi đổ bộ Philippines, bão đạt sức gió mạnh nhất cấp 16, giật trên cấp 17 và ở cấp siêu bão. Sau khi vào đất liền Philippines, bão giảm 1-3 cấp do ma sát với địa hình.

Dù vậy, sau khi vào Biển Đông, hình thái này được dự báo mạnh trở lại và mạnh nhất ở thời điểm đi qua vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, sức gió mạnh nhất tới cấp 13-14, giật cấp 16.

"Khi vào vùng biển gần bờ, cường độ bão duy trì sức gió mạnh cấp 13 và có thể ảnh hưởng đến đất liền ở khoảng cấp 12-13, giật trên cấp 14", ông Thái thông tin và cho biết đây dự báo là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ.

"So sánh trong quá khứ, chuyên gia nhận định bão Noru có sức ảnh hưởng mạnh tương tự cơn bão Xangsane vào tháng 9/2006, bão Ketsana vào tháng 10/2009 và bão Molave vào tháng 10/2020".

- Ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Trước mắt, các mô hình dự báo cho thấy bão khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến 4 địa phương là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với mức độ rủi ro thiên tai đến cấp 4. 

Ngoài ra, 4 địa phương có thể ảnh hưởng gián tiếp là Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên và Kon Tum với mức độ rủi ro thiên tai cấp 3.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 44.

Cuộc họp có sự tham gia của 16 địa phương ven biển theo hình thức trực tuyến - Ảnh VGP/Đức Tuân

Chuyên gia cho biết khu vực ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi được cảnh báo nguy cơ nước dâng 0,8-1,2 m. Kịch bản cực đoan, nước có thể dâng tới 1,4-1,8 m. Người dân đề phòng nguy cơ ngập tại vùng trũng, thấp tại ven biển và cửa sông các địa phương trên.

Phát biểu tại cuộc họp, ý kiến của các địa phương cho thấy đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó bão. Theo ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế, hiện toàn tỉnh chỉ còn 6 tàu thuyền với 52 lao động hoạt động trên biển, "sáng mai, số tàu này về nơi trú tránh an toàn". Các hồ trên địa bàn được đưa về mực nước thấp để sẵn sàng đón lũ.

Các địa phương đã tích cực chuẩn bị "4 tại chỗ", nhất là lương thực; kêu gọi lồng bè thuỷ sản di dời đến nơi an toàn.

Theo ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, khu vực vùng núi cao đã bảo đảm dự trữ lương thực đủ dùng trong 1 tháng trong tình huống bị chia cắt. Vùng núi cao, tích trực lương thực đủ 1 tháng trong tình huống bị chia cắt. Đầu giờ chiều nay, tỉnh đã hướng dẫn tất cả du khách di chuyển đến nơi an toàn.

Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh có 142 điểm có nguy cơ sạt lở cao với 8.400 hộ dân. Số hộ dân này đã được di dời.

Theo lãnh đạo tỉnh Bình Định, với kinh nghiệm từ các cơn bão trước, đối với siêu bão, việc tàu neo đậu tại cảng vẫn gặp nguy hiểm. Do đó, tỉnh đã phối hợp với Cục bảo đảm hàng hải hướng dẫn tàu di chuyển đến Phú Yên để tránh trú bão chứ không neo đậu ở Cảng Quy Nhơn như trước đây. Sáng mai, 100% tàu thuyền di chuyển đến nơi an toàn.

Lãnh đạo các địa phương cho biết, kiên quyết không để người dân ở lại lồng bè thuỷ sản khi có bão.

Từ kinh nghiệm trước đây, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, với bão mạnh như này, rất dễ bị chia cắt. Do đó, cần chủ động "4 tại chỗ", nhất là lực lượng tại chỗ và chuẩn bị dự trữ lương thực.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 45.

"4 tại chỗ" trong ứng phó với các cơn bão. Ảnh: TTXVN

Đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động ứng phó của các địa phương, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, đây là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, có thể giật tới cấp 17.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, nhất là các địa phương, cấp cơ sở gần dân nhất, tổ chức triển khai khẩn trương các biện pháp phòng chống bão. "Tuyệt đối không được chủ quan, mất cảnh giác".

"Kinh nghiệm cho thấy những cơn bão với cường độ lớn từ cấp 13 trở lên ảnh hưởng rất lớn, gây nguy cơ thiệt hại tài sản và tính mạng của người dân. Do đó, tinh thần là cần ứng phó sớm với cơn bão sắp tới. Năm 2017, hai cơn bão mạnh cấp 12 đã khiến 106 người chết và mất tích, thiệt hại nhiều tài sản. Như các đồng chí phân tích, bão đến cấp 13 là nhà cấp 4 bị tốc mái".

- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành

Cho biết Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện ứng phó bão Noru, với 10 nhiệm vụ cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu bám sát công điện để tổ chức thực hiện hiệu quả.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh công tác dự báo là cực kỳ quan trọng, phải tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ, dự báo chính xác nhất và cung cấp thông tin kịp thời đến các cơ quan liên quan và người dân để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão. "Càng chính xác, kịp thời càng tốt".

Lãnh đạo các địa phương dừng các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão, lũ.

Thành lập ngay các đoàn công tác của Ban Chỉ quốc gia về phòng chống thiên tai, Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, của các bộ, ngành trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó bão tại các địa phương trọng điểm. Bộ NNPTNT phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thành lập Ban Chỉ huy tiền phương.

Các địa phương khẩn trương phối hợp với Bộ đội biên phòng, ngành thủy sản, ngành giao thông vận tải rà soát, nắm rõ tất cả phương tiện, tàu thuyền còn hoạt động trên biển để kịp thời thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền di chuyển về nơi tránh trú hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm đảm bảo an toàn. Trong đó, cần lưu ý cả các tàu cá, tàu vận tải, tàu thuyền ven bờ để đề phòng khi bão đổi hướng khi di chuyển dọc ven bờ (rút kinh nghiệm các trận bão trước đây khi tàu vận tải cỡ lớn gặp nạn tại khu vực Quảng Bình, cảng Quy Nhơn…).

Phó Thủ tướng lưu ý, bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng, an toàn cho hoạt động sản xuất… "Các địa phương cần thành lập các ban chỉ đạo, đoàn công tác, từ tỉnh, thành phố đến các quận, huyện, xã". Triển khai công tác ứng phó với phương châm "bốn tại chỗ", chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, rà soát lại dự trữ, nhất là lương thực, thực phẩm. Tránh tình trạng khi bị chia cắt nhưng không có lực lượng cứu hộ kịp thời, để người dân bị đói.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, các cơ quan báo chí tăng cường thời lượng theo quy định, đưa tin kịp thời diễn biến của bão, công tác chỉ đạo ứng phó của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, các địa phương cần kích hoạt các kịch bản theo quy định. Ông đề xuất thành lập ban chỉ đạo tiền phương khi cấp độ rủi ro được xác định là cấp độ 4.

"Cần xem xét cả việc cấm đường trong mưa bão để bảo đảm an toàn cho người dân".

- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý việc sơ tán dân bởi với bão mạnh cấp 13, khi vào bờ, hầu hết nhà cấp 4 sẽ bị tốc mái hoặc bị sập đổ. Bắt đầu từ sáng mai, không cho tàu thuyền ra khơi, ông Hiệp đề nghị. Cần xem xét cả việc cấm đường bởi mưa lớn sẽ gây ra ngập lụt trong khu vực. Với cơn bão cường độ như này, các biển quảng cáo, mái tôn sẽ bị cuốn bay, nguy hiểm rất lớn. "Các địa phương căn cứ trên điều kiện cụ thể để cho học sinh nghỉ học".


CÔNG ĐIỆN SỐ 14/CĐ-V01 CỦA BỘ CÔNG AN CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ BÃO NORU

Ngày 24/9, Văn phòng Bộ Công an có Công điện số 14/CĐ-V01 gửi Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (Ban Chỉ huy ƯPT) các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Ban Chỉ huy ƯPT Công an các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận về việc chủ động ứng phó với bão NORU và mưa lớn kéo dài.

Với yêu cầu chủ động ứng phó bão và mưa lớn kéo dài ở khu vực miền Trung, Văn phòng Bộ Công an (Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) đề nghị Ban Chỉ huy ƯPT Công an các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Công an và chính quyền địa phương về công tác ứng phó bão và mưa lớn.

Thứ hai, căn cứ vào diễn biến của bão, mưa lớn khẩn trương triển khai các phương án, kế hoạch, lực lượng, phương tiện và điều kiện ứng phó, bảo đảm phát huy vai trò xung kích, tuyến đầu của lực lượng Công an nhân dân trên mặt trận phòng, chống thiên tai: Đảm bảo an ninh, trật tự tại các địa phương, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra thiên tai; chủ động các phương án phòng, chống thiên tai trong cơ quan, đơn vị Công an; bảo đảm an toàn cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc, các cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân.

bao24-166411745251182383989

Ảnh: VGP

Thứ ba, đối với khu vực ven biển các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận: Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên các đảo và lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xã hội.

Thứ tư, đối với trên đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi: Huy động lực lượng, phương tiện phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, đê điều, hồ đập, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; hỗ trợ nhân dân thu hoạch lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản đến thời kỳ thu hoạch.

Thứ năm, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão, mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại; kịp thời thông tin về hình ảnh, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai.

Tổ chức tốt công tác trực ban, trực chỉ huy, bảo đảm lực lượng, phương tiện sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và phòng, chống thiên tai.

Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về Văn phòng Bộ (SĐT: 069.2341042, 0913.555.323; Fax: 069.2341044).


BỘ Y TẾ: ĐẢM BẢO TRỰC CẤP CỨU 24/24 ỨNG PHÓ BÃO SỐ 4:

Ngày 25/9, Bộ Y tế có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các đơn vị trực thuộc Bộ khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ về ứng phó bão Noru.

307943590_814066283062331_1249146152315334178_n

308268813_5512753732176679_2262800937769456847_n



VTV News tiếp tục cập nhật...

CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHẨN TRƯƠNG ỨNG PHÓ VỚI BÃO SỐ 4:

* Quảng Trị hoàn thành sơ tán dân trước 15 giờ ngày 27/9

Chiều 25/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã ra Công điện khẩn tập trung ứng phó với bão Noru và mưa lũ.

Theo đó, các địa phương, đơn vị tổ chức kiểm tra, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm về nơi tránh trú an toàn. Yêu cầu các chủ phương tiện có phương án đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ở khu neo đậu, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người; hướng dẫn việc chằng, neo và có phương án đảm bảo an toàn về người, phương tiện tại nơi tránh trú; tổ chức neo đậu, chủ động đưa tàu thuyền nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại; nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi từ 19 giờ ngày 25/9.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 53.

Ngư dân Quảng Trị thu dọn ngư lưới cụ để tránh bão. Ảnh: TTXVN

Chính quyền các địa phương rà soát, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với bão, mưa lũ, nhất là đối với các vùng dọc bờ biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, vùng thường xuyên ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét, ngập cục bộ và vùng có nguy cơ sạt lở tại các công trình thuộc khu vực miền núi; chủ động sơ tán dân, tổ chức lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự ở những khu vực sơ tán.Kiên quyết không để người dân ở lại trên tàu thuyền tại các nơi neo đậu, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, lán trại thi công, trường hợp cần thiết phải thực hiện cưỡng chế để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân; chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ nhu yếu phẩm tại các điểm sơ tán tập trung, đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; công tác sơ tán dân tránh bão phải hoàn thành trước 15 giờ ngày 27/9.

Ngành Nông nghiệp chỉ đạo các địa phương khẩn trương huy động phương tiện, lực lượng thu hoạch và bảo vệ lúa, hoa mùa vụ Hè Thu và diện tích nuôi trồng thủy sản; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông ở khu ngập lụt chia cắt; sẵn sàng phương tiện, lực lượng để ứng cứu kịp thời, khắc phục sự cố có thể xảy ra. Kiểm tra, rà soát hồ chứa, các công trình đang thi công; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư để xử lý khi có sự cố nhằm bảo đảm an toàn cho người và tài sản. Các đơn vị, địa phương đôn đốc, chỉ đạo triển khai ngay việc gia cố, chằng chống nhà cửa, trụ sở, công trình, trường học, bệnh viện, cắt tỉa cành cây.

Hiện nay, tất cả chủ của 2.302 tàu thuyền với 6.136 thuyền viên của tỉnh Quảng Trị đã nhận được thông tin và hướng di chuyển của bão Noru. Tỉnh đã có 2.295 tàu thuyền với 6.075 thuyền viên neo đậu an toàn tại bến; số tàu thuyền còn lại đang hoạt động trên biển. Tỉnh còn khoảng 523 ha lúa Hè Thu chưa thu hoạch; trên 900 ha ao, hồ và 75 lồng, bè đang nuôi trồng thủy sản. Tổng dung tích các hồ chứa nước trọng điểm trên địa bàn tỉnh đạt trung bình khoảng trên 33% so với dung tích thiết kế.

* Đà Nẵng nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi

Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn trong buổi kiểm tra thực tế công tác phòng, chống bão NORU ngày 25/9.

Kiểm tra tại Âu thuyền cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà), Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng khẩn trương có thông báo nghiêm cấm các tàu thuyền ra khơi và kêu gọi các chủ tàu đang hành nghề tại vùng ảnh hưởng của bão NORU đưa tàu về nơi neo đậu an toàn. Đồng thời, yêu cầu các lực lượng chức năng phải có trách nhiệm nhắc nhở chủ tàu thuyền neo đậu tránh va đập, khẩn trương lên bờ chậm nhất đến 18 giờ ngày 25/9; bố trí lực lượng thường trực phòng cháy, chữa cháy khi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão tại Âu thuyền Thọ Quang và Vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà), không để xảy ra tai nạn, cháy nổ.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 54.

Lãnh đạo Đà Nẵng kiểm tra công tác phòng chống bão Noru tại Âu thuyền cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). Ảnh: TTXVN

Theo báo cáo của Ban Quản lý Âu thuyền cảng cá Thọ Quang, sáng 25/9, tàu cá các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã về cập bến, neo đậu tại Âu thuyền với hơn 696 tàu và hàng vạn lao động.

Kiểm tra công tác di dời dân tại khu dân cư quận Sơn Trà và Liên Chiểu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn lưu ý các địa phương khẩn trương có phương án sơ tán người dân trong thiên tai, nhất là tại các khu vực trũng, thấp, vùng ven biển, ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, nhà cửa không kiên cố…; phối hợp với các lực lượng quân đội, công an hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa, sơ tán đến nơi an toàn.

* Quảng Ngãi hoàn thành di dời, sơ tán dân trước 10 giờ ngày 27/9

Tối 25/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã ký ban hành Công điện khẩn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó bão và mưa lũ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các cơ quan đơn vị, địa phương tạm hoãn các công việc chưa thực sự cần thiết để tập trung công tác phòng, chống khi bão NORU đổ bộ vào đất liền; hướng dẫn cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm của bão, sớm hoàn thành việc kêu gọi tàu thuyền tránh trú bão, cấm các phương tiện hoạt động trên biển kể cả hoạt động vận chuyển khách ra vào Đảo Lý Sơn từ 12 giờ ngày 26/9.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 55.

Ngư dân Quảng Ngãi lên bờ tránh bão.Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 56.

Người dân xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi giúp nhau sử dụng bao cát chèn mái tôn. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố hoàn thành di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn trước 10 giờ ngày 27/9, địa điểm sơ tán dân phải đảm bảo lương thực, thực phẩm vệ sinh môi trường; các địa phương triển khai các biện pháp hạn chế người, phương tiện hoạt động trên đường khi bão đổ bộ. Kiểm soát chặt các công trình đang thi công, tích nước, di dời phương tiện máy móc đến nơi an toàn. Riêng với thành phố Quảng Ngãi và thị xã Đức Phổ triển khai các phương án khơi thông, đảm bảo tiêu thoát nước hạn chế ngập úng đô thị.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, bão NORU có khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh với sức gió giật cấp 13, tương đương cơn bão số 9 năm 2020. Quảng Ngãi hiện có 657 tàu/ 6.207 lao động đang hoạt động trên các vùng biển. Tất cả các tàu, thuyền trên đã nhận được thông tin về diễn biến, hướng di chuyển của bão. Để đảm bảo an toàn cho người dân, tỉnh Quảng Ngãi dự kiến sẽ di dời 24.571 hộ/ 84.426 khẩu tại các huyện, thị ven biển đến nơi trú ẩn an toàn.

Chiều 25/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã cho phép học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 27/9 đến khi có thông báo mới. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các trường học huy động lực lượng chằng chống phòng, lớp, trường học, cắt tỉa cây xanh trong sân trường, chuyển tài liệu, thiết bị đồ dùng dạy học về nơi an toàn, tổ chức trực 24/24 giờ để nhận nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền về phòng, chống bão NORU.

* Quảng Bình thực hiện tốt "4 tại chỗ" để ứng phó với mưa bão NORU

Đến chiều 25/9, hơn 6.000 tàu cá với trên 19.000 lao động của các địa phương trong tỉnh Quảng Bình đã vào nơi tránh trú an toàn… Nhằm ứng phó với bão Noru, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình đã có công điện hỏa tốc gửi đến các đơn vị, địa phương, sẵn sàng, triển khai các phương án phòng chống.

Công điện đã yêu cầu các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa bão để triển khai phương án ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ" phù hợp với điều kiện địa phương, không để bị động, bất ngờ, đảm bảo an toàn trong mọi tình huống.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 57.

Đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình họp chỉ đạo công tác phòng chống bão số 4. Ảnh: Cổng TTĐT Quảng Bình.

Các đơn vị tổ chức cắt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao, bố trí lực lượng để kịp thời xử lý các tình huống đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông trên các trục chính, điện, nước sản xuất, sinh hoạt.

Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển. Quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, phương tiện (kể cả vận tải và tàu du lịch). Hướng dẫn di chuyển thoát ra, không đi vào vùng nguy hiểm và kêu gọi về nơi tránh trú an toàn. Những vùng có nguy cơ cao ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, số lượng người cần sơ tán sẵn sàng triển khai phương án sơ tán, di dời người dân đến nơi an toàn theo từng kịch bản, cấp độ thiên tai.

Đến chiều 25/9, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã kêu gọi 6.276 tàu thuyền với hơn 19.000 lao động vào nơi tránh trú an toàn. Hiện còn 43 tàu thuyền với 2.787 lao động đang hoạt động trên biển cũng đã nắm được thông tin của bão.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão Noru và mưa lớn, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị trên hai tuyến biên giới kịp thời triển khai các kế hoạch ứng phó với mưa bão. Các đồn biên phòng tuyến biển tổ chức kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển, tàu thuyền đang neo đậu tại các âu thuyền, trên sông... kịp thời vào bờ tránh trú an toàn.

Các đơn vị tạo điều kiện cho tàu thuyền các địa phương khác vào tránh trú bão trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Phối hợp với các lực lượng có liên quan hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết: "Lực lượng Bộ đội Biên phòng huy động các loại trang bị, phương tiện đảm bảo hoạt động tốt. Các đơn vị hỗ trợ bà con chằng chống, gia cố nhà cửa đảm bảo an toàn. Các tổ chốt trên biên giới duy trì thông tin liên lạc; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu".

Các đồn Biên phòng phối hợp các địa phương thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" để ứng phó với mưa bão. Các địa phương rà soát, xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất để có phương án di dời, sơ tán dân đảm bảo an toàn…

Quảng Nam: Huy động tối đa cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng di dời dân khi nước biển dâng cao

Để chủ động ứng phó nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão Noru gây ra, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam đã huy động tối đa lực lượng cán bộ, chiến sĩ, phương tiện, thiết bị ra quân trên toàn tuyến biển để cùng với các địa phương ven biển triển khai nhanh và quyết liệt các biện pháp cấp bách, an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và lên phương án di dời dân khi nước biển dâng cao.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 58.

Đồn biên phòng Cửa Đại và đồn biên phòng ven biển tỉnh Quảng Nam thống nhất với các địa phương phương án di dời dân trong trường hợp nước biển dâng do bão Noru gây ra. Ảnh: Đoàn Hữu Trung (TTXVN)

Đến chiều 25/9, Đồn biên phòng Cửa Đại đã kêu gọi và hướng dẫn cho hơn 700 tàu thuyền của ngư dân Quảng Nam và các tỉnh trong khu vực vào neo đậu an toàn tại 5 khu neo đậu của thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên; Hướng dẫn gia cố và di chuyển gần 200 lồng bè cá vào nơi an toàn và yêu cầu tuyệt đối không có bất cứ người nào được ở trên lồng bè khi bão tiến vào đất liền.

Tối 25/9, Đồn biên phòng Cửa Đại sẽ thực hiện công tác bắn pháo hiệu tiếp tục kêu gọi toàn bộ tàu thuyền và ngư dân còn trên biển khẩn trương vào đất liền để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, Trung tá Nguyễn Hoang thông tin thêm.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 59.

Biên phòng tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng các địa phương trong địa bàn xác định các vùng trũng thấp có nguy cơ ngập lụt, nguy cơ ảnh hưởng bão, các nhà tạm, không kiên cố để lập danh sách số hộ, số nhân khẩu cần di dời. Ảnh: Đoàn Hữu Trung - TTXVN

Theo Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, cùng với việc kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền vào đất liền tìm nơi trú ẩn an toàn, lực lượng Biên phòng ven biển tỉnh Quảng Nam đã triển khai lực lượng, phối hợp cùng các địa phương trong địa bàn khảo sát xác định các vùng trũng thấp có nguy cơ ngập lụt, nguy cơ ảnh hưởng bão, các nhà tạm, không kiên cố để lập danh sách số hộ, số nhân khẩu cần di dời. Thống nhất với các địa phương phương án di dời dân đến nơi cao ráo, an toàn trong trường hợp nước biển dâng cao do bão gây ra.

"Hiện tại, Biên phòng tuyến biển Quảng Nam đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Các đơn vị bộ đội Biên phòng Quảng Nam cũng đã chuẩn bị đầy đủ chỗ ở, phương án cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho toàn bộ những người ở vùng trũng thấp, vùng bị ảnh hưởng nặng của bão đến ở tạm tại các đơn vị bộ đội Biên phòng trong những ngày mưa bão nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng cho người dân", Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết thêm.

* Ứng phó siêu bão Noru: Đã liên lạc được 35 tàu cá của Đà Nẵng còn hoạt động trên biển

TP. Đà Nẵng dự báo là một trong những nơi sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi cơn bão số 4 vào đất liền.

Phóng viên Trần Long có mặt tại âu thuyền Thọ Quang cho biết, đến thời điểm này, công tác ứng phó đối với tàu cá trong bờ đã được đảm bảo. Âu thuyền Thọ Quang hiện có khoảng 700 tàu của ngư dân Đà Nẵng và các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi chọn làm nơi neo đậu, tránh trú.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 60.

Các tàu thuyền khẩn trương vào tránh bão tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Các đơn vị chức năng của thành phố đã tổ chức hướng dẫn, sắp xếp các tàu neo đậu an toàn. Đề phòng tránh các sự cố cháy nổ, thành phố cũng đã hoàn thành việc di dời 18 tàu chở dầu ra khỏi âu thuyền và cảng cá Thọ Quang đến nơi an toàn. Đối với các tàu nhỏ, ghe, thúng, các đồn biên phòng đã huy động lực lượng cùng ngư dân đưa lên bờ để tránh bão.

Đáng chú ý, khoảng 35 tàu cá của Đà Nẵng còn đang hoạt động trên biển đều đã liên lạc được và đang di chuyển thoát khỏi vùng nguy hiểm. Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã có thông báo cấm người, tàu thuyền xuất bến khai thác và làm dịch vụ khai thác hải sản hoạt động trên biển, cho đến khi có thông báo mới.

Các đơn vị liên quan nhanh chóng có biện pháp hỗ trợ người dân chèn chống nhà cửa, hoàn thành trước 18h hôm nay (26/9), đồng thời triển khai phương án phòng chống ngập úng, đảm bảo an toàn về điện.

Xác định đây là cơn bão lớn có cường độ mạnh, tốc độ di chuyển nhanh và phạm vi hoạt động rộng nên TP Đà Nẵng kiên quyết không để người dân ở lại trên tàu thuyền khi bão đổ bộ. Đặc biệt rà soát các phương án sơ tán dân tại các vùng xung yếu ven biển, các vùng có nguy cơ sạt lở.

* Phú Yên: Khẩn trương "sơ tán" tôm hùm tại vùng nuôi lớn nhất nước

Phóng viên Nguyên Linh cập nhật từ Phú Yên sáng nay:

Trước đó, chiều 25/9, ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đã trực tiếp kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó với bão tại thị xã Sông Cầu - vùng nuôi tôm hùm lớn nhất cả nước.

Trực tiếp kiểm tra khu vực cảng cá Dân Phước và các lồng bè nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là tôm hùm) tại thị xã Sông Cầu, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên yêu cầu chính quyền địa phương chủ động thông báo, hướng dẫn người nuôi các biện pháp chằng chống, thả chìm hoặc di chuyển 82.696 lồng nuôi thủy sản đến vùng an toàn. Đối với 4.780 người thường xuyên làm việc, canh giữ các bè nuôi phải được sơ tán trước thời điểm bão NORU đổ bộ vào đất liền. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thị xã Sông Cầu cần xây dựng phương án cụ thể để sơ tán người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là vùng ven biển, cửa sông khi cần thiết.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 62.

Ngư dân thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) đưa tàu thuyền vào bờ để tránh bão Noru. Ảnh: Tường Quân - TTXVN

Mặc dù chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão NORU nhưng từ 19 giờ ngày 24/9 đến 11 giờ ngày 25/9, trên địa bàn thị xã Sông Cầu đã có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được phổ biến từ 60-148mm. Mưa to đã khiến cho khu phố Dân Phước và Vạn Phước (phường Xuân Thành) bị ngập úng với khoảng 600 hộ dân bị ảnh hưởng. Địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ để khơi thông dòng chảy nên tình trạng ngập úng đã cơ bản được khắc phục.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 63.

Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An bị ngập úng cục bộ do mưa lớn vào tối 24/9. Ảnh: TTXVN

Để chủ động ứng phó khi bão NORU đổ bộ vào đất liền, tỉnh Phú Yên đã đã duy trì nghiêm chế độ trực; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Các địa phương ven biển là thị xã Sông Cầu, Đông Hòa; huyện Tuy An và thành phố Tuy Hòa đã tuyên truyền cho người dân thực hiện các biện pháp chằng néo nhà cửa. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên đã thông tin cho 4.107 phương tiện nghề cá với 24.600 lao động vào nơi tránh trú an toàn. Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ hôm nay (26/9), tỉnh Phú Yên sẽ cấm tàu thuyền ra khơi.

* Cán bộ, chiến sĩ Công an xuyên đêm giúp dân chuẩn bị ứng phó bão số 4

Triển khai công tác ứng phó với bão Noru, lực lượng Công an Đà Nẵng gấp rút có mặt ở mọi nơi để hỗ trợ, giúp người dân ứng phó bão từ rất sớm.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 64.

Xuyên đêm, các cán bộ, chiến sĩ đã có mặt ở bãi biển, khu vực nguy cơ cao để giúp người dân chuyển ngư cụ, thuyền thúng, chèn chống nhà cửa đến nơi an toàn… Bất chấp những đợt mưa nặng hạt, không khí lạnh về đêm, các cán bộ, chiến sĩ Công an TP Đà Nẵng đến từng nhà, chằng chống nhà cửa giúp dân ứng phó bão Noru.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 65.

Ảnh: Cổng TTĐT Đà Nẵng

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 66.

Ảnh: Cổng TTĐT Đà Nẵng

Ghi nhận tại phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà) vào tối 25/9, nhiều người dân thuộc diện neo đơn, nhà cửa không đảm bảo đã liên hệ với chính quyền địa phương và đã được hỗ trợ ngay lập tức.

Trong khi đó, Cảnh sát PCCC-CNCH Công an thành phố đã điều động lực lượng đến kiểm tra các khu vực xung yếu như Âu thuyền cảng cá Thọ Quang, thúc giục, kiểm tra phương tiện cứu nạn, cứu hộ để sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ.

Là một trong những địa phương được dự báo chịu ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất do bão, Công an quận Sơn Trà đã nỗ lực triển khai các nhiệm vụ để chủ động ứng phó với bão. Công an quận đã tập trung ngay trong đêm theo chỉ đạo, kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền và chuẩn bị nơi tránh trú cho người dân để ứng phó kịp thời hạn chế thiệt hại do bão và mưa lũ gây ra.

* Ban Chỉ đạo Quốc gia kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 tại Quảng Ngãi

Sáng 26/9, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai làm Trưởng đoàn cùng Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 tại khu neo đậu Tịnh Hòa, xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 67.

Qua kiểm tra, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Minh Hoan đánh giá cao tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động triển khai các phương án ứng phó với bão số 4, chuẩn bị đầy đủ các phương án đảm bảo an toàn tại các vùng ven biển, hướng dẫn sắp xếp khu vực nơi neo đậu tránh trú cho các phương tiện tàu cá vào tránh trú bão. Tỉnh Quảng Ngãi cũng đã lên phương án ứng phó bão cho các địa phương miền núi.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương ứng phó với bão số 4; huy động tổng thể cả hệ thống chính trị, các lực lượng xung kích, tình nguyện chủ động mọi kịch bản triển khai khi có tình huống khẩn cấp, hỗ trợ nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về tính mạng tài sản của người dân và sẵn sàng khắc phục hậu quả của bão. Bộ trưởng nhấn mạnh, diễn biến của bão số 4 rất mạnh, phức tạp, ngoài việc chuẩn bị tốt công tác phòng, chống bão ở khu vực ven biển, Quảng Ngãi cần làm tốt việc hỗ trợ người dân khu vực miền núi, triển khai phương án di dời, bố trí tái định cư, thành lập các đội xung kích ứng trực kiểm tra địa bàn, hướng dẫn người dân không chủ quan, đặc biệt người dân sống ở vùng địa chất yếu.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 68.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đi kiểm tra ứng phó bão số 4 tại Khu neo đậu Tịnh Kỳ. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cho biết, khu neo đậu Tịnh Hòa có 320 tàu thuyền đang neo đậu tránh trú bão. Đến thời điểm hiện tại, các phương tiện vào trú bão đã được lực lượng Biên phòng hướng dẫn sắp xếp neo đậu, phương án phòng chống cháy nổ, bảo vệ tài sản an toàn, ứng phó với bão. Tỉnh cũng đã ban hành lệnh cấm biển trước 12 giờ ngày 26/9.

Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi và một huyện đảo, toàn tỉnh có 124 điểm có nguy cơ cao. Để ứng phó với bão số 4, tỉnh đã lên kế hoạch di dời tập trung 53.000 người dân, trong đó chú trọng di dời tại chỗ người dân từ những nhà ở không kiên cố đến nhà ở kiên cố, di dời tập trung người dân đến các cơ quan, đơn vị, trường học, đảm bảo lương thực thực phẩm, thuốc men, vệ sinh môi trường nơi bà con tránh trú bão. Ứng phó với bão số 4, mục tiêu cao nhất của tỉnh là hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, cố gắng không để xảy ra thiệt hại về người, tuyệt đối không để sơ suất do chủ quan.

Trong chiều 25/9, các lực lượng vũ trang đã hỗ trợ, giúp đỡ người dân trên đảo Lý Sơn hoàn thành chằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản. Đối với các địa phương còn lại trên địa bàn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ phụ trách, chỉ đạo các phương án phòng chống, vận động người dân không chủ quan lơ là trước diễn biến của bão số 4.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 69.

Lực lượng Biên phòng kiểm tra công tác neo đậu, tránh trú bão của tàu thuyền.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, bão số 4 có khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh với sức gió giật cấp 13, tương đương cơn bão số 9 năm 2020. Tối 25/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã ký ban hành Công điện khẩn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó bão và mưa lũ. Quảng Ngãi đã cho học sinh trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 27/9.

* Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học từ chiều 26/9 ​để tránh bão

Sáng 26/9, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức cuộc họp trực tuyến nhằm triển khai khẩn cấp, rà soát công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 4. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng và Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh chủ trì cuộc họp. Lãnh đạo thành phố đã thống nhất cho học sinh nghỉ học từ chiều 26 và các ngày 27, 28/9 để đảm bảo an toàn, đồng thời các địa phương tận dụng trường học làm nơi tránh trú bão cho các hộ dân từ vùng nguy hiểm.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết: Sở đã triển khai sớm các phương án phòng, chống mưa bão. Mực nước các hồ chứa đã được điều tiết và đang ở mức độ trung bình. Toàn thành phố có 769 tàu thuyền đã về neo đậu trong âu thuyền Thọ Quang, còn 7 tàu thuyền trên biển nhưng đã thoát khỏi vùng nguy hiểm. Hiện còn một số diện tích rau màu chưa được thu hoạch.

Theo Bí thư Huyện ủy Hòa Vang Phạm Nam Sơn, dự kiến huyện sẽ di dời 28.442 nhân khẩu. Các khu vực có nguy cơ sạt lở là khu vực núi Sọ (xã Hòa Sơn) với 43 hộ; khu Lệ Mỹ (xã Hòa Liên) với 20 hộ, thôn Phú Túc (xã Hòa Phú) với 80 hộ; thôn Lộc Mỹ (xã Hòa Bắc) đã được chính quyền địa phương sẵn sàng phương án di dời. Một số khu vực có khả năng ngập úng cục bộ sẽ được chính quyền địa phương lập chốt chặn sau bão để ngăn người dân đi vào khu vực ngập lụt nguy hiểm. Huyện dự kiến trưng dụng 14 điểm trường làm nơi tránh trú bão, nên cần thiết cho học sinh nghỉ học từ chiều 26/9 để dọn dẹp các điểm trường, chuẩn bị nơi lưu trú cho người dân. Đồng thời, huyện chỉ đạo các xã, thôn tuyên truyền kêu gọi các chủ rừng, người làm rừng khẩn trương ra khỏi rừng để tránh trú bão.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 70.

: Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng lưu ý các quận huyện, xã phường tiếp tục rà soát, chuẩn bị kỹ các điểm tập trung tránh trú bão, tổ chức triển khai di dân tại các vùng có nguy cơ cao, hoàn thành trong chiều 27/9. Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Kết luận cuộc họp, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng lưu ý, đây là cơn bão được dự đoán có thể gây thiệt hại lớn, nên các địa phương, đơn vị cần khẩn trương phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó. Đồng thời, chính quyền các cấp thành phố dừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung tổ chức phòng, chống bão. Bí thư Thành ủy chỉ đạo chính quyền huyện Hòa Vang đi kiểm tra, đánh giá kỹ các hồ đập trên địa bàn, phân công người trực xử lý trong bão. Sở Văn hóa và Thể thao thành phố tháo dỡ các biển quảng cáo, phướn quảng cáo trên các tuyến đường. Các địa phương khẩn trương chằng chống cây tại các tuyến đường lớn, có nguy cơ ngã đổ.

Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng phối hợp với quận Ngũ Hành Sơn hạ hết hàng rào tôn tại các công trình thoát nước đang thi công để phòng tránh bị đổ, đặt biển báo cho người dân biết. Bộ đội Biên phòng phối hợp với các địa phương kiểm tra các tàu thuyền neo đậu, kiên quyết vận động các thuyền viên lên bờ tránh bão. Các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn thành phố tích cực tuyên truyền người dân tự tổ chức ứng phó với bão, không ra khỏi nhà khi bão đổ bộ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản…

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lưu ý các quận huyện, xã phường tiếp tục rà soát, chuẩn bị kỹ các điểm tập trung tránh trú bão, tổ chức triển khai di dân tại các vùng có nguy cơ cao, hoàn thành trong chiều 27/9. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng, nếu bão cập bờ mạnh cấp 12-13 thì sẽ sơ tán tổng cộng 67.077 người dân, nếu bão mạnh cấp 14-17 sẽ sơ tán tổng cộng hơn 107.400 người.

* Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi hỗ trợ người dân phòng tránh bão số 4

Tại Quảng Ngãi, lực lượng bộ đội biên phòng đang tích cực giúp dân chống bão.

Cụ thể, các đơn vị biên phòng trên toàn tuyến đã cắm cờ cấm biển ở các tại sông, cửa lạch, bến cảng. Lệnh cấm biển được thông báo đến toàn thể ngư dân trên địa bàn. Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi đã điều động hơn 200 cán bộ, chiến sĩ và 11 tàu, ca nô hoạt động hướng dẫn tàu thuyền vào bến, giúp dân neo cột phòng chống va đập...

Hiện tại, địa bàn đồn quản lý 574 phương tiện, hơn 5.000 lao động; trong đó có 46 phương tiện đang hoạt động ở vùng biển Trường Sa, còn lại đã vào bến neo đậu an toàn. Đồn phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền bà con nhân dân nắm được tình hình diễn biến phức tạp của bão số 4, đồng thời sắp xếp bến, bãi cho tàu thuyền vào các vị trí neo đậu.

CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 73.
CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 74.
CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 75.
CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 76.
CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 77.
CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 78.
CẬP NHẬT: Bão số 4 tăng 1 cấp, dự báo còn mạnh thêm - Ảnh 79.

VTV News liên tục cập nhật...

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước