Để phố đi bộ trở thành “thương hiệu văn hóa” Thủ đô

Đỗ Hòa-Thứ hai, ngày 28/11/2022 21:13 GMT+7

VTV.vn - Hiện tại, TP Hà Nội đang dẫn đầu xu hướng phát triển phố đi bộ trong không gian đô thị trên cả nước.

Ngoài phố đi bộ hồ Gươm và quanh khu phố cổ hay phố đi bộ Trịnh Công Sơn tại quận Tây Hồ, phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, thời gian tới, Thủ đô sẽ tiếp tục mở thêm không gian đi bộ ở nhiều quận, huyện khác trên địa bàn.

Thêm nhiều không gian đi bộ, chủ trương phù hợp với xu thế phát triển đô thị xanh, thông minh của Hà Nội, nhưng cũng đồng thời đặt ra thách thức về việc xây dựng đặc trưng, giá trị văn hóa, du lịch hay kinh tế riêng của mỗi một không gian đi bộ.

Mở cửa lại từ tháng 3 năm nay, phố đi bộ Hồ Gươm tiếp tục trở thành điểm đến yêu thích của người dân ở mọi lứa tuổi vào mỗi dịp cuối tuần với nhiều hoạt động sôi nổi.

Địa danh hấp dẫn này cũng trở thành điểm đến, giới thiệu với bạn bè quốc tế cũng như du khách về một Hà Nội - thành phố của hòa bình.

Để phố đi bộ trở thành “thương hiệu văn hóa” Thủ đô - Ảnh 1.

Phố đi bộ Hồ Gươm trở thành điểm đến yêu thích của người dân. (Ảnh: Dân trí)

"Nó là địa danh hấp dẫn của Hà Nội, có tố chất của Hà Nội, bao gồm cảnh quan lịch sử. Đó cũng là không gian hợp tác quốc tế rất tốt, giúp người Hà Nội hiểu thêm về thế giới và đem thế giới vào trong lòng Hà Nội", KTS. Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội, nhận định.

"Việt Nam rất xinh đẹp. Mọi thứ đều tuyệt với. Tôi yêu văn hóa, con người và ẩm thực Việt Nam. Tôi nghĩ sẽ rất hay nếu mình mang tranh này về nhà, như là một món quà lưu niệm của Hà Nội. Và chúng tôi sẽ treo trong nhà, mỗi lần nhìn nó tôi sẽ nhớ về Hà Nội", một du khách nước ngoài bày tỏ.

Từ sự thành công của mô hình phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội chủ trương phát triển, mở rộng 3 - 5 khu vực khác thành không gian, tuyến phố đi bộ như khu phố kinh doanh dịch vụ, đi bộ hồ Ngọc Khánh tại quận Ba Đình, không gian đi bộ - văn hóa quanh hồ Thiền Quang, quận Hai Bà Trưng…

"Chủ trương mở rộng phố đi bộ của Hà Nội là rất đúng, nó mang lại giá trị cảnh quan của Hà Nội, khai thác được tối đa cảnh quan kiến trúc đường phố vốn có của nó. Chúng ta cũng nên lồng ghép nhiều mục tiêu trong phố đi bộ, đó là nâng cao chất lượng đô thị, quản lý đô thị, cảnh quan, kiến trúc, cây xanh, hoạt động thương mại phù hợp…", KTS. Nguyễn Huy Ánh, Hội Kiến trúc Việt Nam, nói.

Cũng chỉ khi tạo ra được các nét đặc trưng riêng, mỗi phố đi bộ mới có thể trở thành không gian sống, góp phần nâng cao chất lượng đô thị, đem lại lợi ích cho cộng đồng cả về giá trị văn hóa, lẫn kinh tế.

Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây thu hút 250.000 lượt khách tham quan sau 4 tháng hoạt động Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây thu hút 250.000 lượt khách tham quan sau 4 tháng hoạt động

VTV.vn - Hoạt động của tuyến phố đã thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; góp phần tăng trưởng KT-XH của thị xã và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước